5 sai lầm thường gặp khi chọn phần mềm CRM

chọn phần mềm CRM

chọn phần mềm CRM

Chọn phần mềm CRM phù hợp chính là phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn quản lý doanh nghiệp, quản lý khách hàng và tăng cô hội bứt phá doanh thu. Tuy nhiên, việc không tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như không có tư vấn hợp lý rất dễ khiến các doanh nghiệp chọn sai phần mềm CRM.

Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng điểm lại 5 sai lầm khi chọn phần mềm CRM phổ biến nhất!

Sai lầm đầu tiên: Sự thiếu sót trong chiếc lược Bán hàng

Thật hứng thú khi nói về lợi nhuận của phần mềm CRM. Bởi vấn đề là bạn coi phần mềm CRM như một chiến lược chứ không chỉ là 1 công cụ. Dù có lớn mạnh như thế nào, phần mềm này cũng chỉ có thể tiến xa một khi chiến lược bán hàng được thực hiện. Nếu không có chiến lược đó, các công cụ sẽ không thể phát triển mạnh mẽ.

Trên thực tế, trước khi sở hữu một CRM, hãy tự hỏi bản thân rằng – Liệu bạn đã có một chiến lược bán hàng rõ ràng? Một chiến lược tốt có thể đưa sự tiếp thị và bán hàng vào con đường đúng đắn nhằm có được những khách hàng tiềm năng, chuyển đổi họ thành những giao dịch và thu được lợi nhuận từ điều đó, Một chiến lược bán hàng bao gồm rất nhiều phần nhưng ví dụ tốt nhất chính là một đường dây bán hàng với những giai đoạn và quy trình rõ ràng để có thể đưa từ thỏa thuận đến bán hàng.

Trên thực tế, về căn bản tất cả các CRM đều tối ưu hóa đường dây bán hàng của bạn bằng cách tự động hóa hoặc hợp lý hóa quy trình của nó, sau đó hợp nhất dữ liệu liên quan đến khách hàng để tạo nên cơ hội và sự hiểu biết. Nếu không có một chiến lược bán hàng tốt, CRM sẽ chẳng có thể nào mở rộng và phát triển.

Vì vậy, trước khi bắt đầu tìm kiếm một phần mềm CRM tối ưu nhất, hãy quan tâm và lưu ý đến quá trình bán hàng trước tiên để đảm bảo rằng nó đã sẵn sàng và phù hợp với một công nghệ nâng cao như CRM.

Sai lầm thứ 2: Không đặt các tính năng lên hàng đầu

Một trong những sai lầm tai hại nhất khi lựa chọn CRM là muốn có tất cả các tính năng cùng 1 lúc. Bạn chỉ nên tập trung vào những gì cần thiết ngay lúc đó, như vậy bạn sẽ không phải trả tiền cho những tính năng không cần đến.

Bạn có thật sự cần đến những công cụ báo cáo khác nhau đó không khi còn chưa có được dữ liệu cần thiết? Tích hợp API có nghĩa lý gì khi còn đang thiếu những công nghệ thông tin nội bộ?

Lập bản đồ kế hoạch của bạn bằng việc ưu tiên những tính năng và mở rộng chúng khi có nhu cầu. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã có thể khởi đầu với những tính năng cơ bản:

  • Quản lý liên lạc
  • Dây chuyền bán hàng
  • Quản lý giao dịch và công việc
  • Tự động hóa
  • Thông báo
  • Tích hợp căn bản

Đối với các tính năng doanh nghiệp, bạn có thể có chung một bộ tính năng nhưng với dữ liệu và số lượng người dùng lớn hơn, cộng thêm nhiều công cụ cao cấp dành riêng cho việc báo cáo, phân tích và tổng hợp, chẳng hạn là những tính năng độc đáo trong phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp

Xem thêm: Phần mềm Vtiger CRM

Sai lầm thứ 3: Không quan tâm đến người sử dụng cuối cùng

Sử dụng CRM là một quyết định chiến lược nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nên để tâm đến những người dùng cuối: đại diện bán hàng, nhân viên tiếp thị và quản trị viên. Bạn sẽ không thể quan tâm hết được những nhu cầu của họ nhưng họ cũng nên được tham qua và trao quyền trong suốt giai đoạn đánh giá. CRM sẽ thay đổi đáng kể quy trình làm việc của những người này, vì vậy điều quan trọng là họ nên coi nó như một giải pháp chứ không phải một vấn đề và sẵn sàng chấp nhận nó.

Nếu không tiếp cận đúng cách, nhân viên của bạn có thể bị lãng phí rất nhiều thời gian. Trên thực tế là 6 giờ 1 ngày như đã chỉ ra trong bài bài báo của Washington Post về sự gián đoạn trong công việc.

Quan tâm đến những người dùng cuối có nghĩa là bạn phải hiểu được quy trình làm việc, xác định những “điểm đau” cũng như con đường học hỏi của họ. Ngoài ra, hãy xem xét các hướng dẫn qua video trực tuyến để giúp nhân viên của bạn có thể bắt kịp với các tính năng mới nhanh chóng.

Sai lầm thứ 4: Sử dụng không đúng các Tính năng

Khi bạn sử dụng CRM chỉ để lưu trữ liên hệ và hồ sơ thì bạn đang bỏ lỡ tiềm năng lớn nhất của nó. CRM còn hơn cả một cuốn sổ liên lạc. Sức mạnh thật sự của chúng nằm ở khả năng tập hợp, củng cố thông tin về khách hàng. Bằng cách này, CRM có thể tạo ra các cơ hội bán chéo và bán hàng, giúp những đại lý bán hàng thu hút được khách hàng tiềm năng bằng các thông điệp phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều chỉnh chiến lược bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp.

Hãy lưu ý rằng, việc sử dụng dưới mức có thể là dấu hiệu của thiếu hụt cam kết quản lý. Điều này trái ngược với trường hợp đã đề cập về sự quan tâm đến người dùng cuối. Ví dụ, đội ngũ bán hàng rất hào hứng khi thử nghiệm CRM nhưng nếu không có sự kết hợp của sự tiếp thị, khách hàng tiềm năng có thể sẽ bị đánh mất. Ngược lại, rất nhiều khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị từ CRM nhưng lại có thể không được các đại lý bán hàng phục vụ nghiêm túc.

Đó là lí do tại sao việc chọn dùng CRM lại mang hơi hướng quản lý – thường là từ CEO, CIO hay CMO – để đảm bảo tất cả các đội ngũ sẽ cùng phối hợp và CRM thì được tối ưu hóa trong các các hoạt động kinh doanh. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng tối đa hệ thống CRM của mình.

Sai lầm thứ 5: Không nghĩ đến tương lai lâu dài

CRM được thiết kế nhằm phát triển doanh nghiệp của bạn; vì vậy, chúng sẽ xem xét những nhu cầu ngày càng tăng. CRM sẽ bao gồm nhiều công cụ bán hàng – tiếp thị hơn cũng như độ tùy chỉnh và tích hợp sâu hơn với hệ thống của bên thứ 3 khi dữ liệu khách hàng trở nên phức tạp. Đó là lí do tại sao bạn nên xem các bộ phận của CRM như một quá trình đang phát triển, có khả năng mở rộng nhằm đáp ứng các đòi hỏi mới nhất.

Trên thực tế, khả năng mở rộng là một trong những yếu tố chính mà chúng tôi khuyên người đọc nên xem xét khi phân tích các giải pháp phần mềm CRM hàng đầu. Đâu là các yếu tố cần xem xét để đảm bảo CRM của bạn là một bằng chứng trong tương lai?

  • Tích hợp – cần kết hợp với những ứng dụng phổ biến và mang tính tiêu chuẩn về kinh doanh và năng suất.
  • Mở rộng API – cho phép điều chỉnh và tích hợp sâu hơn một khi bạn đã duy trì được đội ngũ I.T nội bộ
  1. Bộ phận tự nhiên – nhà cung cấp có hệ thống bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ tại chỗ, kết hợp trơn tru với ứng dụng CRM.
  2. Công cụ doanh nghiệp – các công cụ nâng cao như phân tích và báo cáo tùy chỉnh, tạo ra khả năng cao hơn cho người dùng và hồ sơ.
  3. Độ tin cậy của nhà cung cấp – liệu nhà cung cấp có một cơ sở khách hàng lành mạnh không? Nếu không, việc kinh doanh có thể sẽ lung lay trong vài năm tới.

Trước khi sử dụng phần mềm CRM bạn nên xác định mục tiêu của doanh nghiệp rõ ràng và tham khảo đánh giá của người dùng về các phần mềm quản lý khách hàng tiêu biểu. Đồng thời nhận thông tin tư vấn của đơn vị triển khai phần mềm CRM hàng đầu để có lựa chọn phù hợp nhất!!!