Capterra đã khảo sát hơn 700 SMB tại Hoa Kỳ để hỏi về ý định và ngân sách mua phần mềm kinh doanh cho giai đoạn năm 2019 – 2020 của họ. Bất kể quy mô sản xuất của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, thì có đến 45% số người được hỏi đều cho rằng ngân sách chi cho Digital Marketing nên được ưu tiên hàng đầu.
Đầu tư vào Chiến lược Digital Marketing của bạn nên bắt đầu từ đâu?
Bạn đang tự hỏi mình nên đầu tư vào chiến thuật Digital Marketing nào phải không? Không cần phải tìm đâu xa.
Ngay trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ phân tích 4 Chiến lược Digital Marketing có thể giúp doanh nghiệp bạn vượt lên dẫn trước trong năm nay
Mỗi chiến lược đều đang đạt được sự thu hút nhanh chóng, nhưng không có chiến lược nào được sử dụng rộng rãi để trở thành chiến lược chủ đạo. Việc đón nhận những chiến lược này từ sớm sẽ là cơ hội cho bạn nhổ neo ra khơi trước đối thủ cạnh tranh của mình.
1. Chiến lược phân tích cảm xúc (Sentiment Analysis)
Phân tích cảm xúc là gì?
Theo Forbes, phân tích cảm xúc là “Một quá trình tự động phân tích các thành phần cảm xúc trong một ý kiến cá nhân”
Phân tích cảm xúc có thể đo được chất lượng sự tương tác giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Bạn sẽ cần sử dụng đến việc phân tích này nếu bạn muốn nâng cao danh tiếng thương hiệu của mình.
Tại sao nó lại quan trọng như vậy?
Gartner dự đoán rằng vào năm 2025, 75 trên 100 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu toàn cầu sẽ mất đi 20% giá trị tài sản thương hiệu do sự đi xuống về mặt nhận thức và sự trung thành của thương hiệu (báo cáo đầy đủ tới khách hàng của Gartner).
Chiến lược Digital Marketing phân tích cảm xúc có thể làm giảm rủi ro của bạn bằng cách dự đoán trước được phản ứng của khách hàng đối với các chiến dịch trong tương lai. Đó là một Chiến lược Digital Marketing hiệu quả dành cho các nhà quản lý Marketing (Xem thêm các tính năng về tự động hóa hoạt động Marketing với Vtiger extension)
Một nghiên cứu của Gartner đã trích dẫn mội số ví dụ như sau:
- Tìm ra các sắc thái biểu cảm: Tìm ra các sắc thái giọng điệu và những biểu cảm dự tính có thể có dựa trên các tài liệu, sau đó viết tóm tắt lại cho người sử dụng.
- Phân tích các hồ sơ về ý định của khách hàng: Theo dõi các giả định các quyết định mà người dùng có thể đưa ra, sau đó cho phép doanh nghiệp xem các quyết định khác nhau của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến kết quả truyền thông của họ như thế nào.
- Dự đoán kết quả. Dự đoán cách mà đại đa số khách hàng sẽ phản ứng với các chiến dịch dựa trên các yếu tố dành riêng cho từng đối tượng (ví dụ: vị trí, quy mô thị trường). Chiến lược này cho phép các nhóm tiếp thị nhìn thấy được nó sẽ thành công hay thất bại ở điểm nào và sử dụng những bài học đó để thực hiện và cung cấp những chiến dịch khác nhắm trúng mục tiêu hơn.
Hãy thử vận dụng
Bạn không cần phải tìm kiếm quá nhiều các phần mềm chi phí cao để thực hiện Chiến lược Digital Marketing phân tích cảm xúc vì bạn có thể tìm các công cụ như Brandwatch (để theo dõi lối diễn đạt của các tin bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội trong thời gian thực) và RapidMiner (cho phép bạn xây dựng các mô hình dự phỏng cho các nguồn thông tin không có cơ sở như những phản hồi trên mạng).
Nhưng trước hết quan trọng nhất là bạn cần có một công cụ để tổng hợp các tài liệu và dữ liệu khách hàng như phần mềm quản lý khách hàng – CRM để nếu chưa thể dùng phần mềm phân tích cảm xúc thì ít nhất bạn cũng có đủ thông tin để tự đánh giá và đưa ra các quyết định Chiến lược Digital Marketing
2. Chatbots
Chatbots là gì?
Chatbots là các chương trình được lập trình để bắt chước những cuộc đối thoại với người thật. Chúng có thể dựa trên văn bản (ví dụ: phần mềm cộng tác) hoặc dựa trên giọng nói (ví dụ: trợ lý ảo). chatbots thường gắn liền với dịch vụ khách hàng sử dụng để trực website. Nhưng nó cũng có thể cung cấp các giá trị quan trọng cho các nhà tiếp thị, như là:
- Thu thập dữ liệu: Thu thập các thông tin từ các cuộc hội thoại với khách hàng, thu thập lead khách hàng
- Phân tích dự đoán. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu thu thập từ chatbots để tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng, sau đó phản hồi theo thời gian thực với các hành động của người dùng tiếp theo
- Cá nhân hóa. Nhiều chatbots tích hợp với phương tiện truyền thông xã hội để thu thập dữ liệu về những khách hàng đang tương tác
Hãy thử vận dụng
Chi phí để xây dựng một chatbot sẽ phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của bạn. Nếu bạn làm việc trong ngành mà có nhiều sự tham gia của người tiêu dùng (như ngành bán lẻ), bạn sẽ cần phải tính đến một loạt các cuộc trò chuyện đa dạng với khách hơn, điều này cũng sẽ làm gia tăng chi phí. Do đó trừ khi bạn có ngân sách để đầu tư nếu không bạn có thể sử dụng trước chatbox thay vì chatbot. Có một số Chatbox hiện nay cũng đã bổ sung tính năng giúp bạn thu thập thông tin khách hàng rồi tự động chuyển vào phần mềm CRM (Xem thêm phần mềm Vitger CRM) và tự động trả lời theo 1 số kịch bản ngắn gọn.
Nói cho cùng cho đến hiện nay khách hàng tại Việt Nam vẫn thích trao đổi trực tiếp với con người hơn là với máy và họ cũng không thích để lộ thông tin cá nhân. Đặc biệt là những người có vai trò quan trọng thì càng không thích điều đó.
3. Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice search)
Tìm kiếm bằng giọng nói là gì?
Tìm kiếm bằng giọng nói cho phép người dùng tìm thông tin trên web hoặc thiết bị bằng cách nói các câu hỏi của mình thay vì đánh chữ bằng bàn phím. Nó tương đương với câu nói “OK, Google” khi bạn vào ứng dụng Google trên chiếc điện thoại Android của mình, sau đó nó sẽ trả lời câu hỏi của bạn thay vì bạn phải nhập chữ vào thanh tìm kiếm.
Với các doanh nghiệp thông thường chúng ta thu thập mọi dữ liệu quan trọng về khách hàng trong phần mềm CRM để phục vụ cho sale hiểu rõ hơn về khách hàng của mình ( Ví dụ như Vtiger opensource) . Thì theo thời gian, việc tìm kiếm này cũng cho phép các hệ thống tiếp tục thu thập dữ liệu từ các tương tác của người dùng và cải thiện sự am hiểu của hệ thống về cảm xúc của người dùng.
Việc tìm kiếm bằng giọng nói như thế này dự kiến sẽ tăng trong vài năm tới khi khối lượng tìm kiếm ngày càng nhiều. Điều này sẽ giúp các hệ thống tìm kiếm mang lại kết quả chính xác hơn cho người dùng. Mặc dù chúng ta không thể đoán được con số chính xác (vì Google không chia sẻ số lượng câu hỏi tìm kiếm dựa trên giọng nói), nhưng ComScore dự đoán rằng một nửa dân số thế giới sẽ tìm kiếm thông tin dựa trên giọng nói vào năm 2020.
Tại sao nó lại quan trọng?
Sự gia tăng người dùng sử dụng việc tìm kiếm bằng giọng nói được thể hiện rất rõ. Một khảo sát gần đây của BrandContent cho thấy cứ hai trên ba người trong tổng số 2.000 người được hỏi về quyền truy cập tìm kiếm thông tin bằng giọng nói, thì hai phần năm số người cho biết họ sử dụng nó để tìm nhà hàng, trong khi một phần ba số người khác trên 65 tuổi đang sử dụng nó để tìm đường đi trên bản đồ.
Gartner dự đoán rằng vào năm 2021, các thương hiệu tái thiết kế trang web của họ để hỗ trợ tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói sẽ tăng 30% doanh thu về thương mại kỹ thuật số (báo cáo đầy đủ có sẵn cho khách hàng của Gartner). Dù bạn bắt đầu sử dụng dịch vụ này sớm hay muộn, bạn cũng có thể tiếp cận với một thị trường rộng lớn mà hầu hết các đồng nghiệp của bạn chưa tiếp cận được nó.
Hãy thử vận dụng
Trước hêt bạn cần đưa SEO và Chiến lược Digital Marketing của mình để tối ưu kết quả tìm kiếm của bạn trên trang google. Tối ưu hóa tìm kiếm trên cả máy tình để bàn và di động. Vì hầu hết các câu hỏi tìm kiếm bằng giọng nói đều được thực hiện trên thiết bị di động.
Không giống như tìm kiếm trên web, tìm kiếm bằng giọng nói được điều khiển theo câu hỏi. Thay vì một danh sách các trang web dài vô tận, kết quả của nó là các nền tảng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ chia sẻ một câu trả lời cực kỳ phù hợp cho câu hỏi của khách hàng.
Để đảm bảo trang web của bạn được tìm thấy, hãy xác nhận rằng cấu trúc trang web của bạn phản ánh đúng quá trinh tìm kiếm của khách hàng và dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm của bạn. Nói cách khác mọi câu hỏi của khách hàng tìm hiểu về sản phẩm đều có thể được giải đáp trên trang web của bạn. Nếu các chuỗi câu hỏi phổ biến khớp với sự định vị trên trang web thương mại điện tử của bạn, người tìm kiếm bằng giọng nói có nhiều khả năng tìm thấy bạn hơn.
4. Định giá năng động (Dynamic Pricing)
Định giá năng động là gì?
Định giá năng động cho phép doanh nghiệp đặt giá linh hoạt cho các sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhu cầu thị trường cho những thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu bạn đã từng thử gọi Uber vào đêm giao thừa đón năm mới và thấy giá tăng gấp năm lần, thì bạn đã có kinh nghiệm về định giá năng động rồi đó.
Dù đôi khi chiến thuật này gây ra sự thất vọng, nhưng nó cũng giúp các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận của họ với mỗi khách hàng. Các hãng hàng không, nhà bán lẻ, ngành sản xuất năng lượng và dịch vụ tài chính đã sử dụng định giá năng động trong nhiều thập kỷ qua.
Tại sao nó lại quan trọng
Lấy Amazon làm ví dụ nhé. Amazon sử dụng định giá năng động trên các danh mục sản phẩm của mình. Nghiên cứu cho thấy giá sản phẩm của Amazon trong ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) trung bình thấp hơn 14% so với các đối thủ khác như Walmart và Target, một phần do công ty sử dụng phần mềm tự động hóa để thay đổi giá dựa trên các yếu tố về thời gian thực như là nhu cầu của người tiêu dùng và giá cả đối thủ cạnh tranh.
Càng ngày các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô lớn nhỏ càng tham gia vào chiến thuật “định giá năng động”. Phân tích từ Feedvisor cho thấy việc sử dụng phần mềm định giá lại đã tăng lên trong năm 2018 giữa các doanh nghiệp ở mọi quy mô, đặc biệt là những doanh nghiệp có doanh thu từ 250.000 đến 2.000.000 USD mỗi năm.
Hãy thử vận dụng
Hãy cân nhắc sử dụng mềm tối ưu hóa giá cả với một kế hoạch được vạch ra rõ ràng. Một công cụ cung cấp thông tin định giá sản phẩm có thể cho phép doanh nghiệp của bạn xác định quy tắc đặt giá thông minh dựa trên chi phí đơn vị sản phẩm và giá của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên lý do mà bạn nhất định phải thực hiện kèm theo một bản kế hoạch chi tiết là bởi vì chúng ta cần tránh cạnh tranh về giá cả dẫn đến không đạt được những mục tiêu quan trọng khác.