Nếu khách hàng đang cảm thấy không hài lòng khi họ được hưởng ít lợi ích hơn so với những sản phẩm họ mua, nhiều người trong số họ sẽ giảm sự tương tác với doanh nghiệp. Vì thế, các công ty đang thúc đẩy các nhân viên bán hàng tìm ra cách để tăng doanh số từ khách hàng hiện tại.
Nhân viên bán hàng cần là những người sẵn sàng bỏ ra hàng giờ để chuẩn bị và tìm hiểu các khách hàng của mình muốn gì. Họ cần luôn ghi nhận lại đầy đủ những vấn đề và nhu cầu của khách hàng. Một số tổ chức hiện nay đã thiết lập phần mềm quản lý khách hàng để hỗ trợ sale trong giai đoạn này.
Dưới đây là các chiến lược để tăng cường sự tiếp cận và 11 cách để tăng doanh số từ khách hàng hiện tại
1. Xác định sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng có thể mua nhưng họ chưa mua. Tính toán những lợi ích từ việc mua hàng của một khách hàng bằng cách ước tính những sản phẩm nào sẽ được mua tiếp theo.
2. Xây dựng kế hoạch để mở rộng mối quan hệ với các khách hàng. Nhiều nhà quản lý có thẩm quyền mua độc quyền thông tin dành cho khách hàng cho các bộ phận của doanh nghiệp mình. Hãy cố gắng để tạo sự khác biệt trong dịch vụ khách hàng
3. Tiếp tục cố gắng tăng giá trị trong tất cả các mối quan hệ với khách hàng. Kiến thức và chuyên môn là 2 yếu tố quan trọng nhất để bạn giới thiệu và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Những thông tin nào bạn sở hữu có thể mang lại lợi ích cho khách hàng? Xác định giá trị trong điều khoản của khách hàng. Khả năng tạo ra giá trị là vô tận: dịch vụ nhanh hơn, giao hàng tốt hơn, đặt hàng dễ dàng hơn, các tính năng và lợi ích độc đáo,…
4. Cung cấp cho khách hàng ý tưởng về cách cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Cố gắng tìm những giải pháp mà khách hàng không thể tự mình tìm thấy. Bạn có thể đưa ra các ý tưởng và thủ thuật hữu ích cho các khách hàng. Suy nghĩ cách giải quyết vấn đề cho khách hàng. Cung cấp các giải pháp linh hoạt và độc đáo để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng. Hãy cố gắng trở thành nguồn thông tin lớn nhất mà khách hàng đang tìm kiếm.
5. Làm cho khách hàng cảm thấy họ trở nên thân thiện với bạn. Lưu trữ lại tất cả những thông tin bạn có về khách hàng của mình trong phần mềm CRM (Xem thêm tính năng quản lý thông tin khách hàng của phần mềm Vtiger – Vtiger extension) Phân tích sâu vào các số liệu để hiểu được chiến lược kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng. Mục tiêu tăng trưởng kinh doanh của khách hàng là gì? Những nguồn nào có thể giúp khách hàng nhận được lợi nhuận lớn nhất? Làm sao bạn có thể giúp khách hàng phát triển kinh doanh?
6. Cố gắng xác định cách mà khách hàng đang được đáp ứng. Nếu bạn muốn phát triển kinh doanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, thì đây là một ý tưởng hay để đưa ra sự khác biệt có ý nghĩa. Hầu hết khách hàng, theo một cách nào đó, họ đang bị đánh giá thấp. Nhiều người trong số họ đang có những mối quan hệ kinh doanh tốt nhưng họ lại thiếu động lực để phát triển. Hãy cố gắng để khiến những khách hàng này nhận ra rằng họ sẽ làm ăn tốt hơn khi phát triển công việc kinh doanh của họ với bạn. Khi bạn hiểu rõ khách hàng, bạn có thể đưa ra một chiến thuật bán hàng hấp dẫn hơn đối thủ.
7. Hỗ trợ cho khách sau khi bán hàng. Khách hàng kỳ vọng và lo ngại về sự hỗ trợ sau khi mua hàng. Khi khách hàng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ tin rằng họ đang mua thêm nhiều lợi ích nữa từ món hàng đó. Rất nhiều doanh nghiệp có riêng một bộ phận dịch vụ khách hàng, họ sử dụng công cụ để tổng hợp các thông tin hỏi đáp và các tình huống xử lý giống như công cụ knowledge base của Vtiger (Bạn có thể xem thêm trong mục 9 của hướng dẫn Vtiger) từ đó bộ phận dịch vụ có thể cùng truy cập và giải đáp ngay những thắc mắc cho khách hàng.
8. Hãy cho khách hàng biết lý do tại sao họ thật sáng suốt khi làm việc với doanh nghiệp bạn. Khách hàng muốn cảm thấy họ đã đưa ra quyết định đúng đắn khi họ đã chọn bạn và sản phẩm, dịch vụ của bạn. Cách tốt nhất để giữ và mở rộng mối kinh doanh với họ là củng cố quyết định đó trong một khoảng thời gian dài. Thuyết phục họ cùng kinh doanh và đầu tư vào Công ty bạn không phải là một ý tưởng tồi
9. Tìm hiểu xem khách hàng cảm thấy như thế nào về các đối thủ cạnh tranh đang có mô hình kinh doanh giống bạn. Họ thích hay không thích điều gì về đối thủ? Mục đích là để tìm ra những gì bạn đang cạnh tranh hơn so với đối thủ và những gì bạn cần thay đổi để có được nhiều khách hàng hơn.
10. Tìm cách để nâng cao mức độ tin cậy. Ngày nay, khách hàng bị nhiễu loạn với rất nhiều thông tin sản phẩm mâu thuẫn và đối nghịch nhau. Hãy cho khách hàng thấy những bằng chứng có thể tin tưởng và tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn, ví dụ như giấy chứng nhận, giải thưởng, nguồn gốc hàng hóa, các nhận xét của khách hàng khác với Công ty…
11. Cố gắng thực hiện một chương trình để tăng thêm số lượng khách hàng càng nhiều càng tốt. Bạn có thể đưa ra các chương trình thẻ khách hàng thân thiết, chiết khấu khi giới thiệu khách hàng mới, tạo chương trình sử dụng theo nhóm, truyền thông xã hội kích thích khách hàng cũ tương tác…mọi cách tăng doanh số từ khách hàng hiện tại và tận dụng các mối quan hệ từ họ. Để truyền thông cho chương trình này bạn có thể gửi email MKT, sms thông qua những công cụ như Vtiger CRM – Đây là kênh truyền thông hiệu quả nhất đến đối tượng khách hàng cũ của doanh nghiệp.