Khách hàng là hơi thở – Là nguồn sống của doanh nghiệp. Cho dù là một doanh nghiệp mới thành lập hay một công ty phát triển bền vững thì việc thu hút và giữ chân khách hàng là một điều chắc chắn phải làm được. Trong khi việc thu hút khách hàng mới đang được chú trọng thì việc giữ chân khách hàng cũ để họ trở nên thân thiết và quay lại cũng là một điều quan trọng không kém để phát triển doanh nghiệp.
Tại sao cần phải giữ chân khách hàng?
Đối với doanh nghiệp, mặc dù việc thu hút khách hàng mới là rất quan trọng nhằm gia tăng số lượng khách hàng, tạo nhiều lượt tiếp cận mới để họ có cái nhìn mới lạ và ưa thích sản phẩm. Nhưng điều đó sẽ chỉ đạt được nếu bạn có một chiến lược đúng đắn và hiệu quả.
Bên cạnh tiếp cận nguồn khách hàng mới thì việc duy trì các chương trình và chế độ chăm sóc khách hàng cũ đã từng sử dụng sản phẩm cũng rất quan trọng. Điều này giúp giữ chân khách hàng thân thiết đồng thời những phản hồi tích cực từ nguồn khách này doanh nghiệp cũng sẽ có thêm cơ hội mở rộng nguồn khách hàng mới.
Tuy nhiên khách sẽ ít khi tự mua hàng tiếp nếu không có sự chăm sóc hay những “cú huých” đến từ doanh nghiệp . Để duy trì việc chăm sóc khách hàng nhiều doanh nghiệp hiện nay đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng, tuy không phải là giải pháp duy nhất nhưng đến thời điểm hiện tại đây là giải pháp hiệu quả nhất.
Làm thế nào có một chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả?
Khách hàng cũ là những người đã tiếp cận và có sự trả nghiệm với sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vậy, để tạo ấn tượng và để khách hàng tiếp tục duy trì sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi phải xây dựng các chương trình mới với những sáng kiến mới lạ, độc đáo để tạo sự tò mò và kích thích nhu cầu tìm hiểu của khách hàng. Bên cạnh sử phần mềm hỗ trợ như Vtiger CRM thì các doanh nghiệp có thể tham khảo một số biện pháp để duy trì khách hàng sau đây:
Tính tỷ lệ duy trì khách hàng của doanh nghiệp
Tỷ lệ duy trì của khách hàng đó và xác định khả năng duy trì theo công thức:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự duy trì đó
Không phải tất cả khách hàng đều quay lại sử dụng sản phẩm của bạn, lý do có thể là khách hàng của bạn chưa thật sự hài lòng với sản phẩm, giá cả hoặc dịch vụ đi kèm của bạn. Để tìm ra được nguyên nhân hãy dành thời gian để xem lại các email, cuộc trò chuyện, thực hiện các cuộc phỏng vấn và thu thập phản hồi để hiểu lý do tại sao khách hàng lại ngừng sử dụng sản phẩm. Từ những nguyên nhân đó người quản lý, phụ trách dự án, sản phẩm sẽ tìm ra được các giải pháp cho từng vấn đề cụ thể để tránh lặp lại cái lỗi cũ đối với khách hàng mới.
Tổ chức các chương trình dành cho khách hàng thân thiết và làm cho họ cảm thấy được coi trọng
Khách hàng có rất nhiều lựa chọn mua hàng chứ không chỉ riêng ở doanh nghiệp nào. Vì vậy, họ sẽ cảm thấy thích hơn nếu được sở hữu một dịch vụ tốt nhất với những chương trình ưu đãi, chăm sóc tốt nhất.
Có nhiều hành động dẫn đến việc mua hàng, bởi vậy doanh nghiệp có thể tạo lợi ích cho khách hàng của mình từ các chuỗi chương trình tri ân để khách hàng cảm nhận rằng lợi ích của họ luôn được đặt lên hàng đầu và kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ.
Đặt dịch vụ chăm sóc khách hàng là ưu tiên hàng đầu
Khách hàng sẽ chỉ ở lại với một doanh nghiệp coi trọng họ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mọi nhân viên trong doanh nghiệp đó đối xử với khách hàng theo cách tốt nhất, tạo ra nhiều trải nghiệm tích cực đáng nhớ nhất và kể cả là khi khách hàng không tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp.
Và một khi nhận được phản hồi không tốt từ khách hàng thì phải giải quyết ngay lập tức để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Việc xử lý vấn đề phát sinh càng nhanh chứng tỏ đó là doanh nghiệp làm việc chuyên nghiệp, đây cũng chính là điểm cộng từ cái nhìn của khách hàng.
Duy trì liên lạc với khách hàng của bạn
Sau khi khách hàng có những trải nghiệm đầu tiên đối với dịch vụ và sản phẩm thì bộ phận chăm sóc khách hàng nên giữ liên lạc với họ để nắm bắt được những đánh giá khách quan nhất. Như đã nói ở trên thì đây sẽ là bước để doanh nghiệp nhận biết được bạn có thêm lượt mua hàng mới hay không.
Giữ liên lạc không chỉ là đưa cho họ thông tin về sản phẩm mà có thể đưa cho họ các chia sẻ về mẹo, lời khuyên,…tùy vào từng đặc điểm của khách hàng để đưa ra những cách thức riêng.
Khi các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thì việc giữ chân khách hàng nên được ưu tiên. Bằng những kinh nghiệm thực tế đã được rút ra từ các chiến dịch sản phẩm hãy đưa ra các chiến lược và giải pháp để giữ chân khách hàng hiệu quả bởi lượng khách hàng là hữu hạn! Nếu quá khó để áp dụng cả 5 cách trên thì bạn có thể tìm đến Vtiger – phần mềm quản lý bán hàng với hướng dẫn sử dụng Vtiger rất dễ hiểu và dễ thực hiện. Phần mềm Vtiger sẽ giúp bạn quản lý khách hàng, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất.