Bạn cũng như tôi, chúng ta nhận được hàng trăm email MKT mỗi ngày và chúng ta đều không quan tâm, thậm chí xóa gần hết. Tuy nhiên đây lại là công việc mà chúng ta cần phải làm để cho ra đơn hàng vì hầu hết mọi người đều check email sau mỗi một vài giờ làm việc và đây là cách tiếp cận tốt nhất với khách hàng B2B. Tất nhiên trước đó bạn cần đảm bảo Công ty mình đã có một Email thương hiệu (nếu bạn kinh doanh lĩnh vực B2B thì chắc chắn đây là điều bắt buộc phải có để tạo sự tin tưởng).
Mặc dù tỷ lệ mở email trung bình chỉ có khoảng 24%. Và tùy thuộc vào ngành tỷ lệ này còn có thể thấp hơn. Nhưng có một vài mẹo dưới đây bạn có thể làm theo để tăng tỷ lệ mở của Email B2B và đạt được nhiều triển vọng bán hàng hơn.
- Sử dụng dòng chủ đề hấp dẫn
Sara Hartanov, người quản lý rất thành công của Capterra, khuyên các doanh nghiệp bán hàng B2B “Đặt câu hỏi, tạo tính cấp bách và tăng thêm giá trị” trong dòng chủ đề Email B2B của họ. Điều này không có nghĩa là sử dụng tất cả các ngôn từ và các chữ viết hoa để hét lên với khách hàng điều gì đó như “BẠN HÃY MỞ NGAY THƯ NÀY ĐỂ TIẾT KIỆM TIỀN ???” Mà nó có nghĩa là truyền đạt tầm quan trọng của thông điệp và gợi ý về những gì công ty bạn có thể làm cho tổ chức của khách hàng thậm chí trước khi họ mở email. Nếu bạn đang quảng bá sản phẩm hiệu quả về chi phí hơn so với đối thủ cạnh tranh, Một tiêu đề ví dụ như: “Bạn muốn tiết kiệm 20% chi phí hoạt động hàng năm?” Có thể sẽ tăng tỷ lệ mở.
=> Hành động:
Thực hiện Test dòng chủ đề A/B để xem dòng chủ đề nào dẫn đến tỷ lệ phản hồi cao hơn. Tham khảo 16 cách Test A/B email Marketing
- Hãy ngắn gọn
Không gì có thể tệ hơn khi bạn mở một email doanh nghiệp và tìm thấy một “cuốn tiểu thuyết” bên trong đó. Hãy tránh các đoạn văn bản lớn, dài dòng mà giữ cho nó thật ngắn gọn dễ đọc. Giới hạn email của bạn với 50–125 từ sẽ là tốt nhất. Làm sao để diễn đạt email ngắn gọn, đủ ý mà vẫn hấp dẫn? Bạn có thể xem bài viết 9 công thức viết email Marketing hiệu quả – đơn giản Và nếu bạn vẫn cảm thấy cần phải nói chi tiết phức tạp hơn, hãy làm theo mẹo tiếp theo để thực hiện điều đó một cách hiệu quả.
=> Hành động
Chia email của bạn thành những đoạn văn bản không quá dài. Thực hiện giới hạn số lượng từ trong email từ 10 – 125 từ hoặc xem các số liệu thống kê xem độ dài nào tạo ra nhiều phản hồi nhất
- Cung cấp cho khách hàng một phần nội dung để kích thích họ tìm hiểu thêm
Thực sự là có ít hơn 5% người mua tin tưởng nhân viên bán hàng. Do vậy kể cả khi họ muốn tìm hiểu về sản phẩm của bạn, họ cũng không muốn chỉ luôn nghe thông tin từ một nhân viên bán hàng
Thay vì đích thân chào giá trị sản phẩm của bạn nhiều lần trong email , hãy truyền đạt thông tin đó cho khách hàng tiềm năng của bạn thông qua các case study điển hình, những báo cáo nghiên cứu, đề cập của bên thứ 3 hoặc liên kết đến đánh giá sản phẩm của bạn từ những khách hàng đã sử dụng. Sử dụng càng nhiều thông tin từ những người ủng hộ bạn càng tốt để giành được khách hàng tiềm năng.
=> Hành động:
Làm việc với đội sale và Marketing của bạn để thu thập và tạo ra nội dung bao gồm lời chứng thực của khách hàng về giá trị sản phẩm của bạn.
- Cá nhân hóa email của bạn
Không ai muốn cảm thấy như họ đang được bán thứ gì đó. Mặc dù bạn có thể và nên có một kịch bản bán hàng cho các email bạn gửi cho khách hàng tiềm năng.
Nhưng thay vì dập khuôn, hãy tùy chỉnh lợi ích của sản phẩm cho người mua và từng công ty riêng lẻ. Ngay cả khi bạn quảng bá sản phẩm của mình dưới dạng giải pháp tiết kiệm thời gian cho mọi người, bạn vẫn có thể cá nhân hóa nội dung đó theo một vài cách ví dụ :
- Đề cập đến những gì khác họ có thể làm với thời gian của họ thay vì tốn quá nhiều thời gian cho một tác vụ nào đó
- Hoặc nói một cách cụ thể — Khách hàng sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian nếu sử dụng sản phẩm này, giá trị tiết kiệm nếu có thể cụ thể là một số lượng tiền thì hãy cho khách hàng của bạn biết.
=> Hành động:
Trước khi gửi email đến khách hàng tiềm năng, hãy ghi lại ba lý do cụ thể, tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp với doanh nghiệp của họ một cách riêng biệt. Chia sẻ chúng với khách hàng tiềm năng trong email của bạn.
- Kêu gọi hành động tiếp theo một cách rõ ràng
Đừng cho rằng khách hàng có thể biết hết tất cả về sản phẩm và doanh nghiệp hay quy trình bán hàng của bạn. Họ chắc chắn sẽ không dành thời gian để giải quyết những thắc mắc đó sau khi nhận được một email khó hiểu từ bạn. Vì vậy hãy làm cho nó thật dễ dàng cho cả hai bên bằng cách yêu cầu cụ thể và một lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.
=> Hành động: Thêm lời kêu gọi rõ ràng cho những hành động tiếp theo mà bạn mong muốn khách hàng thực hiện.
- Theo dõi thường xuyên
Chỉ vì khách hàng tiềm năng không trả lời email đầu tiên của bạn không có nghĩa là bạn nên từ bỏ chúng. Và chắc chắn là bạn sẽ còn phải tiếp cận nhiều lần trước khi liên lạc. Hãy nhớ rằng ngay khi bạn từ bỏ, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ quên bạn là ai. Hãy sử dụng một phần mềm CRM để nhắc nhở mình thời gian cần phải liên lạc lại với một khách hàng. Tốt hơn hết thì phần mềm đó nên tích hợp đồng thời công cụ gửi email và báo cáo phân tích. Bạn có thể tham khảo Tính năng email marketing của phần mềm ABMS – Một giải pháp quản trị doanh nghiệp của Innocom.
=> Hành động:
Chiến dịch email của bạn nên là một chiến dịch dài hạn để thuyết phục khách hàng tiềm năng. Sau một số lần gửi email hãy chia nhóm khách hàng tiềm năng của bạn ra thành những danh sách theo mức độ quan tâm và thiết kế riêng nội dung email cho từng nhóm. Quan trọng hơn hết là không bỏ quên khách hàng tiềm năng của mình và một phần mềm CRM có thể giúp bạn điều đó.