A/B testing là một trong những điều được ủng hộ và nói đến rộng rãi, tuy nhiên chỉ một số ít người thực sự tiến hành việc đó. Tại sao lại vậy. Theo như khảo sát có đến 42,9% người được hỏi cho biết là họ không biết phải làm gì và 19% cảm thấy họ thiếu những công cụ để test.
Để kết thúc những khó khăn này, dưới đây sẽ là 16 mẹo cho bạn biết chính xác những gì cần A/B testing
Nhưng trước tiên, có 3 quy tắc cần nhớ khi A/B testing email. Hãy trả lời 3 câu hỏi này trước khi thử nghiệm:
- Tôi cần thử điều gì ?
- Dữ liệu tôi có có đủ để kết luận không ?
- Số liệu nào là thước đo tốt nhất ?
Tôi cần thử điều gì?
Để hiểu điều gì thực sự ảnh hưởng đến kết quả của bạn, tốt nhất bạn nên kiểm tra từng thứ một.
Ví dụ: nếu bạn so sánh hai dòng chủ đề khác nhau, hãy giữ nội dung của email không thay đổi. Nếu một email hoạt động tốt hơn một email khác, bạn sẽ phân biệt được là do thay đổi chủ đề chứ không phải nội dung email
Dữ liệu tôi có có đủ để kết luận không ?
Để đảm bảo thử nghiệm của mình đủ lớn và có ý nghĩa thống kê, bạn nên cố gắng chọn mẫu thử càng nhiều càng tốt. Như với trường hợp của Yesware họ thường cố gắng nhắm tới tối thiểu 100 email (50 cho email A và 50 cho email B) để có được kết quả kiểm tra tương đối. Bạn có thể sử dụng kết quả này cho phương án chính thức hoặc cho email test tiếp theo. (Xem thêm: 8 ưu điểm email MKT tại bởi phần mềm Quản lý doanh nghiệp )
Số liệu nào là thước đo tốt nhất
Bạn có 3 lựa chọn:
- Tỷ lệ mở: Email nào có nhiều người mở nhất
Tỷ lệ mở = Số email được mở/ (Số email được gửi đi – số email bị lỗi)
- Tỷ lệ phản hồi: Email nào được phản hồi nhiều nhất
Tỷ lệ phản hồi = Số người phản hồi/ (Số email được gửi đi – số email bị lỗi)
- Tỷ lệ click: Email nào khiến nhiều người click vào đường link nội dung nhiều hơn
Tỷ lệ click = Số click/ Số email được gửi hoàn thành x 100%
Tiếp theo là 16 ý tưởng A/B testing để cải thiện tỷ lệ mở của bạn
Ý tưởng 1: Gửi vào các thời điểm hoặc ngày khác nhau
Bạn nên tìm hiểu xem nhóm đối tượng của mình thường mở email vào những khoảng thời gian nào trong ngày và lựa chọn 2, 3 thời điểm thích hợp để gửi mail test. Email được gửi vào đúng thời điểm đồng nghĩa với khả năng mở cao hơn.
Ý tưởng 2: Sử dụng các câu khẳng định hay câu hỏi trong dòng chủ đề của bạn
Dòng tiêu đề email hiệu quả nhất của Obama từng có là “Hey.”… hãy thử nghiệm một cách đặt vấn đề khác trong dùng chủ đề của bạn và xem điều gì có thể xảy ra
Ý tưởng 3: Thay đổi dòng đầu tiên trong email của bạn
Câu đầu tiên của email thường xuất hiện dưới dạng một đoạn văn bản xem trước trong hộp thư đến của người nhận. Nếu tận dụng được điều này, có thể tăng tỷ lệ mở của bạn lên đến 45%. Nội dung đó sẽ dài khoảng 40 đến 90 ký tự tùy thuộc vào nội dung thư
Ý tưởng 4: Các chuỗi chủ đề dài và ngắn
Nếu dòng tiêu đề của bạn thường lớn hơn 50 ký tự, đây là cơ hội tốt để bạn A / B testing dòng chủ đề của mình. Nó có thể bị cắt bớt trong hộp thư đến của khách hàng. IPhone chỉ hiển thị 35-38 ký tự ở chế độ dọc (so với 80 ở chế độ ngang). Và Galaxy S4 chỉ hiển thị 33 ký tự ở chế độ dọc.
Ý tưởng 5: Viết hoa tất cả, một hoặc không có từ nào trong dòng chủ đề của bạn
Thật thú vị, một nghiên cứu của Mailchimp đã phát hiện ra rằng một dòng chủ đề hoàn toàn viết hoa dẫn đến tỷ lệ mở cao hơn một chút so với trung bình. Tuy nhiên cũng hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ bị đánh dấu là spam
Ý tưởng 6: Cá nhân hóa Dòng chủ đề
Hãy thử A / B testing cùng một nội dung email với hai dòng chủ đề khác nhau — một loại là email chung, một trường hợp còn lại có tùy chỉnh cá nhân hóa. Như một số ví dụ dưới đây:
- Thêm và không thêm từ “bạn”. → “Cách bạn có thể giành chiến thắng trong năm 2019” / “Cách giành chiến thắng trong năm 2019”
- Thêm và không thêm tên: → “Câu hỏi nhanh dành cho bạn X” / “Câu hỏi nhanh dành cho bạn”
- Đề cập và không đề cập đến vai trò / nghề nghiệp của khách hàng tiềm năng → “Đại diện bán hàng yêu thích điều này” / “Mọi người thích điều này”
- Sử dụng công ty của họ → “Công ty của tôi + Công ty của bạn = lợi ích” / “Công ty của tôi = lợi ích”
Ý tưởng 7: Đặt biểu tượng cảm xúc vào dòng chủ đề của bạn
Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng biểu tượng cảm xúc trong dòng chủ đề email có thể tăng tỷ lệ mở, tuy nhiên việc thử nghiệm này cũng có thể gây ra các nguy cơ làm giảm hiệu quả do bị đánh dấu spam. Vì vậy hãy cân nhắc khi sử dụng
Ý tưởng 8: Email dài hơn so với email ngắn hơn
Email của bạn có thể đọc nhanh trong 8 giây không? Nếu không bạn sẽ mất đi sự chú ý của người đọc. Hãy lấy những mẫu email trong quá khứ của bạn chưa hiệu quả, cắt giảm nó xuống và thử lại để xem kết quả có khả quan hơn hay không
Ý tưởng 9: Thử những công thức email khác nhau
Có những công thức viết email khác nhau đã được sử dụng nhiều năm và chứng minh về hiệu quả của nó tại đây: 9 công thức viết email Marketing hiệu quả – đơn giản. Cùng một nội dung email, bạn hãy thử nghiệm những cách viết khác nhau để xem mẫu nào đem lại kết quả tốt nhất
Ý tưởng 10: Gửi đến nhiều hơn một người
Gần đây, dựa trên hơn 500.000 email bán hàng do người dùng Yesware gửi đã phát hiện rằng email được gửi tới một người trong khi có CC cho email khác có tỷ lệ trả lời cao hơn 12% so với email được gửi trực tiếp đến hai người.
Chiến thuật này có thể phù hợp với bạn không? Hãy thử gửi cùng một email chính xác cho hai nhóm – nhóm A trực tiếp cho 2 người, nhóm B một người trực tiếp nhận và 1 người CC
Ý tưởng 11: Lời kêu gọi hành động (CTA)
Đây là một phần quan trọng trong email của bạn, nơi bạn yêu cầu người nhận phản hồi bằng một hành động cụ thể. Lý do để họ làm như vậy có thể là bất cứ điều gì: xác nhận tham dự sự kiện, lên lịch gặp, đăng ký tư vấn….
Hãy thử thay đổi các hình thức của CTA
- Đưa nút CTA lên đầu email, so với cuối cùng
- Gạch chân, in đậm hoặc in nghiêng yêu cầu của bạn, so với văn bản thông thường
- Yêu cầu một thời gian cụ thể để gặp mặt và hỏi xem bạn có thể làm gì tốt nhất cho họ
- Yêu cầu một khoảng thời gian ngắn hơn hoặc lâu hơn → ví dụ: “Bạn có 5 phút?” Vs “Bạn có 15 phút?”
Ý tưởng 12: Các loại định dạng nội dung khác nhau
Các khách hàng của bạn thích hình thức nội dung nào. Họ có muốn nghe hay đọc hay xem những nội dung mà bạn gửi cho họ hay không. Biên tập và định dạng nội dung thành nhiều hình thức khác nhau sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng tốt về những tài nguyên bạn nên chia sẻ với các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hãy thử liên kết tới:
- Nghiên cứu điển hình bằng văn bản so với nghiên cứu điển hình bằng video
- Podcasts so với bài đăng trên blog
- Trang web so với tệp PDF
Ý tưởng 13: Định dạng liên kết
Mọi người chỉ có thể nhấp vào các liên kết dễ dàng phát hiện. Nếu bạn thường để lẫn liên kết trong các dòng văn bản thì hãy thử một phiên bản B nơi bạn in đậm liên kết và tách nó ra dòng riêng như thế này
Hãy xem cách liên kết ở trên liệt kê chỉ số? Đó là một chiến lược khác để tăng số nhấp chuột. Bạn càng cụ thể nội dung hơn, liên kết của bạn càng thuyết phục hơn. Sử dụng những con số chính xác làm cho câu chuyện của bạn đáng tin cậy hơn trong mắt của người nhận.
Ý tưởng 14: Độ dài văn bản liên kết
Theo MailChimp, 8-12 từ là độ dài liên kết hiệu quả nhất. Dưới đây là phân tích của họ dựa trên 5,5 tỷ email:
Nếu văn bản liên kết của bạn thường nhiều hơn hoặc ít hơn dưới 8-12 từ, hãy thử chiến thuật này
Ý tưởng 15: Thay đổi nội dung văn bản liên kết để tạo sự tò mò, đồng cảm hoặc sợ mất mát
Thay đổi dòng văn bản có chứa liên kết của bạn để kích thích người đọc click vào xem thêm. Tham khảo cách làm dưới đây
Ý tưởng 16: Thay đổi số lượng liên kết
Càng đơn giản càng đẹp. Theo lý thuyết ‘nghịch lý lựa chọn’, chúng ta càng có nhiều lựa chọn, chúng ta càng khó có thể đưa ra quyết định nào cả. Nếu bạn thường bao gồm hai hoặc nhiều liên kết, hãy thử thu hẹp số liên kết xuống chỉ còn một.
Test thử nghiệm chỉ là một bước cuối để giúp tăng hiệu quả email MKT, trên hết bạn vẫn cần chia nhỏ danh sách khách hàng tiềm năng, tạo nội dung hấp dẫn cho từng nhóm khách hàng và tạo sự tin tưởng với email tên miền thương hiệu dạng abc@tencongty.com.