Hiện nay, để thực hiện hoạt động thương mại điện tử bằng website thì cần đăng ký thông báo với Bộ Công thương. Vậy nếu không thực hiện đăng ký website thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về các vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật thì toàn bộ các website thương mại điện tử bán hàng và các website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử thì đều bắt buộc phải tham gia đăng ký website với Bộ Công thương.
Việc khai báo website với Bộ Công thương giúp cho cơ quan nhà nước quản lý, hoàn thiện hệ thống thông tin, điều kiện, điều khoản giao kết giữa người bán và người mua trên các trang mạng trực tuyến, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của cả người bán và người mua. Một website được khai báo sẽ nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu của trang web đó từ đó, khiến cho người tiêu dùng trực tuyến yên tâm, tin tưởng hơn so với các website chưa đăng ký/thông báo – không được gắn logo dẫn tới đường link trang của Bộ Công thương.
Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng website để kinh doanh mà không đăng ký, thông báo với Bộ Công thương thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật. Tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mức phạt cụ thể liên quan đến các hành vi khai báo website như sau:
I. Cá nhân, thương nhân thực hiện hành vi vi phạm thuộc một trong những trường hợp sau thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với website thương mại điện tử bán hàng: không nộp bổ sung hồ sơ khi thông báo theo quy định pháp luật, khi các thông tin liên quan đến website có sự thay đổi mà không thực hiện thông báo sửa đổi, bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: không thực hiện bổ sung hồ sơ khi đăng ký theo quy định pháp luật, sau khi đã đăng ký mà thực hiện trình tự thủ tục hay về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website không đúng theo quy định pháp luật.
II. Cá nhân, thương nhân có hành vi vi phạm trong những trường hợp sau đây thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Nếu trong quá trình thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạo dựng website thương mại điện tử bán hàng mà không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.
– Nếu nội dung thông tin của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử lúc công bố không đúng với nội dung thông tin đã được đăng ký trước đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nếu cá nhân, thương nhân cố tình tái phạm hoặc thực hiện vi phạm nhiều lần thì còn áp dụng xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử trong vòng thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng
III. Cá nhân, thương nhân có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc tạo dựng nên website thương mại điện tử bán hàng.
– Nếu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký có sự thay đổi thông tin liên quan mà không thực hiện thủ tục khai báo sửa đổi, bổ sung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nếu cá nhân, thương nhân cố tình tái phạm hoặc thực hiện vi phạm nhiều lần thì còn áp dụng xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử trong vòng thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Xem thêm: Thiết kế website tối ưu bán hàng
IV. Cá nhân, thương nhân có hành vi vi phạm trong các trường hợp sau đây thì bị áp dụng xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Không thực hiện hoạt động đăng ký khi tạo dựng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Không thực hiện thủ tục đăng ký lại website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi tiến hành nhận chuyển nhượng lại website từ chủ sở hữu trước.
- Thực hiện hành vi cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khác với nội dung hồ sơ đăng ký website.
- Khi thực hiện hoạt động đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà cố tình khai báo hoặc cung cấp các thông tin không đúng sự thật.
- Có hành vi giả mạo thông tin (thông tin cá nhân, thương nhân, tổ chức, thông tin liên hệ, địa chỉ hoặc trụ sở,…) khi thực hiện hoạt động đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Sau khi nhận được thông báo chấm dứt hoạt động đăng ký hoặc bị hủy bỏ đăng ký từ Bộ Công thương mà vẫn cố tình tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên website đó.
Nếu cá nhân, thương nhân cố tình tái phạm hoặc thực hiện vi phạm nhiều lần trong các hành vi vi phạm thuộc các trường hợp tại điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên thì còn áp dụng xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử trong vòng thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Nếu cá nhân, thương nhân có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp tại điểm 2, 3, 5, 6 nêu trên thì sẽ bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả là thu hồi lại tên miền “.vn” hoặc địa chỉ đã được cung cấp trước đó.
Áp dụng phạt tiền với mức tiền trên là hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với cá nhân và thương nhân là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Nếu các hình vi vi phạm này mà do tổ chức hoặc thương nhân là tổ chức thực hiện thì áp dụng hình thức xử phạt hành chính phạt tiền với mức tiền gấp hai lần so với cá nhân thực hiện. Còn các hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả được áp dụng như nhau với cả cá nhân, thương nhân (gồm cả cá nhân hoạt động thương mại và tổ chức được thành lập hợp pháp và độc lập).
Sau thời điểm Nghị định 185/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2014, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công thương đã phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện các biện pháp để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm để bảo vệ cho an toàn giao dịch trên mạng, tạo ra và bảo đảm lòng tin của người mua hàng. Từ việc phát hiện và xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ góp phần giúp thương mại điện tử phát triển một cách minh bạch và đảm bảo cho người tham gia giao dịch có lòng tin hơn.
Vậy để tạo lập, công bố, sử dụng website đúng pháp luật và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt thì cá nhân, thương nhân, tổ chức thiết lập website cần thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký website với Bộ Công thương theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định pháp luật hiện hành về vấn đề mức xử phạt khi không đăng ký website với Bộ Công thương. Liên hệ ngay vói Innocom để được tư vấn và hỗ trợ thông qua số hotline: 0964 738 895