78% người tiêu dùng cho biết nội dung có tác động làm tăng ý định mua của họ. Do đó để tồn tại trong bối cảnh kỹ thuật số cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp cần tập trung vào các chiến lược nội dung hơn bao giờ hết. Bạn cần hiểu cách đối tượng mục tiêu của bạn tiếp nhận nội dung và tìm ra những gì họ đang tìm kiếm. Bên cạnh đó nội dung được đăng tải cũng cần phải thân thiện với công cụ tìm kiếm và đôi khi đó thực sự là một nhiệm vụ đau đầu và mất nhiều thời gian.
Đừng lo lắng, sau khi đọc xong hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ tìm ra cách tối ưu nội dung website hấp dẫn chất lượng cao, cải thiện chiến lược SEO, tăng lưu lượng truy cập vào trang web và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trước hết bạn cần hiểu khái niệm “Cụm chủ đề”
Cụm chủ đề là gì?
Hiểu một cách đơn giản là thâm nhập sâu hơn vào các chủ đề nhất định có liên quan đến thương hiệu, khách hàng và mục đích SEO của bạn. Bắt đầu với một chủ đề cơ bản, sau đó phân nhánh thành chủ đề tương tự.
Dưới đây là hình ảnh trực quan về cụm chủ đề:
Cụm chủ đề bao gồm một chủ đề chính và các chủ đề phụ. Các chủ đề phụ thiên về hướng mô tả sẽ giúp chủ đề hạt nhân của bạn được mở rộng
Ví dụ: giả sử công ty của bạn bán các sản phẩm bổ sung khi tập thể thao. Bạn có thể tạo một cụm chủ đề bằng cách sử dụng “thói quen tập thể thao” làm trụ cột.
Các cụm liên quan đến trụ cột này sẽ là:
thói quen tập thể thao tại nhà
thói quen tập thể thao để có cơ bắp
thói quen tập thể thao để giảm cân
thói quen tập thể thao ngoài trời
……
Mỗi cụm chứa thêm 1 nội dung bổ sung vào từ khóa chính và biến nó thành từ khóa dài.Khi bạn xuất bản nội dung như vậy trên trang web của mình, bạn sẽ có thể tạo nhiều liên kết nội bộ, cuối cùng là cải thiện xếp hạng SEO.
Bước 1: Tối ưu hóa cấu trúc website
Ở đây chúng ta sẽ nói về cách áp dụng cụm chủ đề vào việc tối ưu hóa cấu trúc nội dung website.
Bạn cần suy nghĩ về trải nghiệm của người dùng, làm sao để giúp khách truy cập trang web dễ dàng điều hướng đến các trang web con và tìm thấy những nội dung họ muốn trong ít bước nhất có thể. Nếu trang web của bạn được cấu trúc đúng cách, sẽ không có tỷ lệ thoát cao và thời gian dừng trên trang của người đọc cũng sẽ được cải thiện. Kết quả là xếp hạng tìm kiếm của website của bạn sẽ tăng lên.
Để rõ hơn, ví dụ khi bạn tìm kiếm website TPbank nó sẽ xuất hiện trên google kèm theo các liên kết trang web. Điều này sẽ giúp người dùng điều hướng đến các liên kết trong trang với ít bước hơn là phải vào trang chủ trước tiên
Liên kết trang web như thế này rất tuyệt vời cho mục đích SEO. Tuy nhiên, bạn không thể liên hệ với Google và chọn liên kết trang web nào được hiển thị trừ khi bạn đang chạy google ads. Bạn chỉ có thể phát triển về nội dung trong trang và lưu lượng truy cập, tới khi đạt được lưu lượng tương đối thì google sẽ tự chỉ định những liên kết nội bộ thích hợp.
Nếu bạn tối ưu hóa nội dung website theo cụm chủ đề thì có thể cải thiện đáng kể vấn đề này. Hãy xem một ví dụ. Dưới đây là một phác thảo cơ bản về trang web của HubSpot:
Từ trang chủ của nó, bạn có thể điều hướng đến blog của nó. Khi bạn truy cập blog, bạn có thể điều hướng đến ba chủ đề khác nhau:
- Tiếp thị
- Bán hàng
- Agency
Tất cả các bài đăng trên blog đều rơi đồng thời vào ba danh mục đó. Đó là một kiến trúc tiêu biểu, nhưng rất khó để google lựa chọn liên kết nội bộ khi mà các nội dung liên kết chồng chéo với nhau. Bây giờ, hãy xem điều này trông như thế nào với các cụm chủ đề:
Website được chia thành các chủ đề cốt lõi và từ những chủ đề cốt lõi có các nội dung phụ link với nhau bổ sung cho nội dung cốt lõi. Cấu trúc này tạo ra những bài viết hữu ích liên kết chặt chẽ với nhau đồng thời kích thích khách hàng truy cập nhiều bài viết cùng chủ đề.
Giờ đây, khi mọi người tìm kiếm từ khóa đuôi dài có liên quan đến các chủ đề này, nội dung của trang web sẽ có nhiều khả năng được xem là liên kết trong SERPs.
Chọn đúng chủ đề
Mọi thứ nên bắt đầu với đối tượng mục tiêu của bạn. Nhìn vào khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn, và tự hỏi những câu hỏi như:
- Họ đang tìm kiếm gì?
- Vấn đề của họ là gì
- Doanh nghiệp của bạn giúp giải quyết những vấn đề đó như thế nào?
Một cách khác để tìm ra chủ đề là phân tích nội dung hiện có. Xem các chỉ số như lưu lượng truy cập, lượt xem trang, v.v. xem nội dung nào được quan tâm nhiều nhất. Trang nào trên web đang có thứ hạng tìm kiếm cao. Từ đó tìm ra các nhóm chủ đề có thể cải thiện những thứ hạng này tốt hơn. Bạn nên tạo danh sách ít nhất năm chủ đề chính để bắt đầu.
Tiến hành nghiên cứu từ khóa
Bây giờ bạn đã thiết lập các chủ đề cốt lõi của mình, đã đến lúc bạn bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ khóa. Có nhiều công cụ và tài nguyên khác nhau có thể giúp bạn thực hiện thao tác này.
Dưới đây là ví dụ nghiên cứu từ khóa cơ bản với keywordtool.io, một công cụ miễn phí hữu ích:
Giả sử doanh nghiệp của bạn nằm trong ngành tài chính. Bạn đã xem xét trang web của mình và thấy rằng nội dung liên quan đến tín dụng xấu có chỉ số hiệu suất cao nhất. Bạn dự định sử dụng “tín dụng xấu” làm chủ đề cốt lõi. Khi bạn nhập cụm từ đó vào công cụ này, hãy lọc tìm kiếm mục đích SEO và xem kết quả. Nó sẽ hiển thị ra nội dung như:
- Vay tín dụng xấu
- Hồ sơ tín dụng xấu
- Thẻ tín dụng nợ xấu
- Tỷ lệ cấp tín dụng xấu ….
Tất cả nội dung này đề có thể xem xét để tạo ra các bài viết SEO. Bạn cũng có thể tạo tiêu đề dài hơn cho các cụm từ để đảm bảo khách hàng luôn tìm thấy bạn với mọi nội dung liên quan mà họ tìm kiếm trên google.
Tạo nội dung dựa trên các chủ đề
Sau khi nghiên cứu từ khóa bạn cần tập trung vào tạo những nội dung chất lượng để thu hút độc giả. Hãy sử dụng những từ khóa bạn chọn được để làm chủ đề bài viết, đồng thời đặt các link liên kết đến các nội dung khác trong cùng chủ đề cốt lõi. Ngoài ra cũng cần chú ý đa dạng hóa hình thức viết bài để tạo sự phong phú cho nội dung như:
- Viết blog
- infographics
- Case study
- Video….
Loại nội dung tốt nhất là nội dung mang tính cá nhân hóa vì vậy đôi lúc có thể sử dụng hình thức kể chuyện. Đồng thời bạn cũng nên cập nhật tin tức và xu hướng mới nhất một cách thường xuyên để tận dụng vào bài viết khi cần.
Xây dựng trang chủ đề cốt lõi của bạn
Tạo một trang cho chủ đề cốt lõi của bạn trên website, đây sẽ là điểm liên kết chính với các nội dung bổ sung. Hãy xem ví dụ này từ Typeform:
Trang đích này tuân theo mọi thứ tôi trình bày ở trên về liên kết, từ khóa, cấu trúc trang web và nội dung có liên quan. Họ chọn “Brand awareness” làm chủ đề cốt lõi. Mỗi cụm chủ đề ở bên phải màn hình liên kết đến một chủ đề phụ về “Brand awareness” cụ thể hơn. Trang đích này rất đơn giản, hoàn hảo. Trên thực tế, các trang web có thiết kế đơn giản có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Phân phối nội dung của bạn
Mặc dù đã có nội dung chất lượng không có nghĩa rằng bạn sẽ cải thiện được hiệu quả SEO nếu không làm bất cứ điều gì khác với nội dung đó. Bạn cần lựa chọn các kênh phân phối khác nhau và tốt hơn hết là tận dụng cả 3 kênh như hình ảnh dưới đây.
Điều này sẽ giúp bạn tăng hiệu quả SEO website cũng như tiếp cận tốt hơn với các nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau.
Kết luận
Trong tương lai, một trong những cách tốt nhất để cải thiện chiến lược SEO của bạn là sử dụng các cụm chủ đề
Trước tiên, bạn cần phải tìm các chủ đề phổ biến nhất có liên quan đến nội dung mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Sau đó, cần tiến hành nghiên cứu từ khóa để xác định các nội dung phụ của bạn.
Sau khi viết và xuất bản nội dung của mình, bạn cần đảm bảo kiến trúc trang web của bạn được định dạng cho mục đích SEO
Khi quá trình này hoàn tất, hãy phân phối tất cả nội dung của bạn trên nhiều kênh khác nhau nhất có thể.