Chiến lược SEO địa phương là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên tại thị trường nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Thay vì phải nỗ lực thực hiện chiến lược SEO tổng thể trên phạm vi vùng hoặc lãnh thổ rộng lớn, nay doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt hơn trên chính địa bàn của mình.
Hiểu về SEO địa phương
SEO địa phương là gì?
SEO địa phương hay còn gọi là SEO Google Map là quá trình tối ưu website, sử dụng các từ khóa và phương pháp SEO để khi có khách hàng ở gần vị trí của doanh nghiệp thực hiện tiềm kiếm trên google, sẽ thấy thông tin của doanh nghiệp hiện lên trên bản đồ Google Map.
Ví dụ: Nếu khách hàng tìm từ khóa “quán ăn ngon” khi đứng tại vị trí quận Thanh Xuân, Hà Nội thì Google sẽ đưa ra những gợi ý quán ăn gần nhất trong phạm vi địa lý hiện tại của người tìm kiếm.
Chiến lược SEO địa phương khác gì với SEO tổng thể?
SEO (Search Engine Optimization): Là các thủ thuật nâng cao thứ hạng của website trong các kết quả của các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là Google. Bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website), xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa website phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
SEO địa phương: Cũng tuân thủ theo những thủ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm như SEO thông thường. Tuy nhiên, nó tập trung nhiều vào các từ khóa địa điểm liên quan đến nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động. Và vì thế, chiến lược SEO địa phương có những thủ thuật hoàn toàn khác so với quy trình SEO tổng thể.
8 chiến lược SEO địa phương cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Tạo Google Plus cho doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có Google Plus (Google +) thì hãy nhanh chóng tạo cho mình một trang Google+. Đây là việc quan trọng đầu tiên bạn cần thực hiện cho chiến lược SEO địa phương.
Google+ xuất hiện từ năm 2011, nó là trang mạng xã hội của Google. Để sử dụng Google Plus, bạn cần phải có một tài khoản Google (gmail). Nếu bạn đã có một tài khoản gmail thì bạn đã có một tài khoản Google+, khi bạn đăng nhập vào gmail nhìn thấy dấu + bên góc phải, nó nằm ngay bên cạnh tên của bạn.
Giống như Facebook, Google+ có thể sử dụng cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Nếu bạn chọn Google Plus để sử dụng cho doanh nghiệp thì bạn cần phải tạo một Google Plus cá nhân rồi sau đó bạn lựa chọn Google Plus với website kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Liên kết trang Google Plus với Google My Business
Việc tiếp theo bạn cần thực hiện là liên kết trang Google Plus doanh nghiệp bạn với Google My Business, để đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bạn mọi lúc mọi nơi và trên mọi thiết bị họ đang sử dụng.
Google My Bussiness (Google doanh nghiệp của tôi) là công cụ cho phép các doanh nghiệp cập nhật thông tin của mình trên toàn bộ Google, bao gồm cả Google Search, Google Maps.
Các doanh nghiệp tạo liên kết này để cung cấp cho Google biết thêm thông tin về doanh nghiệp của mình, chẳng hạn như vị trí, chi tiết liên lạc, các dịch vụ cung cấp… Tạo thành công liên kết, thì kết quả là sẽ xuất hiện phía bên phải của Google những thông tin mà bạn đã cung cấp khi có người tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: Khi bạn search google với từ khóa “công ty innocom” thì hình ảnh thương hiệu của công ty sẽ xuất hiện kèm theo một bản đồ và các thông tin khác của công ty. Đó là khi doanh nghiệp này đã được liên kết với Google My Business.
Tuy nhiên, khi bạn cung cấp cho Google My Business tất cả các chi tiết về doanh nghiệp của mình, thì bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp của bạn và điều này bao gồm cả đối thủ cạnh tranh. Giải pháp để ngăn chặn nó là bạn phải đăng nhập vào bảng điều khiển Google My Business thường xuyên để kiểm tra, đảm bảo rằng không có ai thực hiện thay đổi thông tin danh sách của bạn.
3. Thêm thẻ Meta Geo cho website
Thẻ Meta Geo là một loại thẻ siêu dữ liệu dùng để khai báo với Google địa điểm website của bạn, để tối ưu và hiển thị xếp hạng website của bạn trong kết quả tìm kiếm theo địa điểm và từ khóa của người tìm kiếm.
Ví dụ: Một người tìm kiếm từ khóa “Học thanh nhạc ở Hà Nội”, thì kết quả của Google trả về sẽ ưu tiên hiển thị và xếp cao hơn với các trang web có thẻ Meta Geo ở Hà Nội.
Vì thế, thêm thẻ Meta Geo là một phương án tối ưu nhất.cho SEO địa phương.
4. Đầu tư cho nội dung bài viết
Làm thế nào để giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website của mình là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, vì nóng lòng mong muốn bài viết của mình nhanh chóng lên top google và thu hút khách hàng ngay từ tiêu đề nên không ít người làm content đã sử dụng cách viết “đầu voi đuôi chuột” hay “treo đầu dê bán thịt chó” cho nội dung của mình.
Ví dụ như tiêu đề của một bài viết có tên “địa điểm mua xe hơi tốt nhất khu vực Cầu Giấy, Hà Nội” mà nội dung thì viết lan man sang các khu vực, các tỉnh thành khác thì tỉ lệ người đọc thoát ra khỏi trang web rất cao, đồng thời khách hàng sẽ đánh giá website của bạn không trung thực và danh tiếng thương hiệu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì thế, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tối ưu nội dung bằng cách sử dụng các từ khóa trọng tâm và đầu tư xây dựng nội dung độc đáo, có liên quan đến địa điểm của người tìm kiếm.
5. Xây dựng backlink cho website
Backlink là từ ghép của “back” và “link”. Nó có nghĩa là xây dựng hệ thống link liên kết từ website khác trở lại website của bạn. Backlink vô cùng quan trọng để quyết định việc làm SEO có thành công hay không, và quyết định xem trang web của bạn có thể có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google hay không.
Chất lượng cũng như số lượng backlink sẽ quyết định nhiều đến thứ hạng từ khóa của bạn. Và để xây dựng một backlink chất lượng, nó không chỉ được đặt cùng chuyên mục mà còn cùng site mang tính địa phương nữa.
6. Chạy quảng cáo Pay – Per – Click
Quảng cáo Pay – Per – Click hay được gọi là quảng cáo trả tiền cho mỗi một lần nhấp. Tức là doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho Google hoặc một công cụ quảng cáo nào đó khi có khách hàng click vào bài viết của doanh nghiệp. Việc làm này nhằm xây dựng sự hiện diện website của mình trên Google. Yếu tố quyết định sự thành công này chính là lựa chọn từ khoá trọng tâm có liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó triển khai chiến lược sẽ giúp thúc đẩy các đối tượng tiềm năng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Vì quảng cáo Pay Per Click chiếm một tỷ lệ lớn không gian màn hình trên điện thoại di động nên việc trả tiền quảng cáo cho loại hình quảng cáo này sẽ giúp bạn có cơ hội hiển thị trước mặt người tiêu dùng tốt nhất.
Nếu biết cách kết hợp thế mạnh của cả tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội với quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
7. Tối ưu hóa hình ảnh
Khi mọi người đang tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương, họ muốn nhìn thấy hình ảnh. Tài khoản Google+ địa phương cho phép bạn tải lên ít nhất 10 hình ảnh. Bạn nên cố gắng để có nhiều hình ảnh được tải lên và các hình ảnh này tạo nên cái nhìn thực tế, tổng thể của doanh nghiệp bạn cung cấp cho khách hàng. Và điều quan trọng tiếp theo là tối ưu hóa hình ảnh để hình ảnh có thể xếp hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.
Nếu sử dụng tên tệp hình ảnh chung chung thì công cụ tìm kiếm khó có thể thấy được hình ảnh của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Vì vậy bạn phải sử dụng các thẻ alt để mô tả hình ảnh của mình thật chính xác và nổi bật hơn các đối thủ khác, đảm bảo công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nó và giúp nó hiển thị trong các tìm kiếm có liên quan.
Nếu bạn muốn hình ảnh của mình xếp hạng cho các từ khóa theo vị trí thì hãy thêm các từ khoá địa phương để tối ưu hóa các kết quả tìm kiếm cho một khu vực cụ thể.
8. Thống kê đánh giá của người dùng
Google sẽ xem xét đánh giá của người dùng là một yếu tố quan trọng để xếp hạng hiển thị trên Google Map. Đánh giá là cách nhanh chóng và dễ dàng cho người tiêu dùng để quyết định liên kết họ muốn nhấn chuột. Đặc biệt, các bài đánh giá tích cực từ những người đã sử dụng trước sẽ cung cấp cho khách hàng tiềm năng có cái nhìn khách quan và thiện cảm hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp..
Google biết rõ người dùng của mình ở vị trí nào. Do đó, việc đánh giá của những người đang ở vị trí cùng với vị trí doanh nghiệp sẽ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn không có đối thủ trong cùng địa phương thì việc đánh giá tốt hay xấu nó không còn quan trọng.
Lời kết
Trên đây là các chiến lược SEO địa phương tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vượt qua rào cản cạnh tranh của các ông lớn để vươn lên dẫn đầu tại thị trường địa phương. Bằng cách thu hẹp chủ đề, tăng mức độ liên quan của từ khóa theo vị trí doanh nghiệp, bạn có thể không xếp hạng cho nhiều từ khóa như các đối thủ lớn, nhưng hoàn toàn có thể vượt qua họ trong các lĩnh vực phù hợp với vị trí khu vực của mình.
Điều quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ là dù bạn sử dụng bất kỳ chiến lược SEO địa phương nào, thì nó cũng cần phải hỗ trợ cho chiến lược marketing tối ưu của doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn được hỗ trợ và nhận tư vấn sâu hơn từ chúng tôi thì hãy liên hệ tới Hotline: 0942 8888 95, hoặc truy cập website: https://innocom.vn/ để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.