Nhóm tính cách ENFP – Người truyền cảm hứng
TỔNG QUAN
Có khoảng 7% dân số mang loại tính cách này. Những người mang tính cách ENFP thường rất tò mò, hiếu kỳ, duy tâm và khá bí ẩn. Họ tìm kiếm ý nghĩa và rất quan tâm đến động cơ của người khác, họ thấy cuộc sống thật rộng lớn, nhiều câu đố phức tạp ở những nơi mà mọi thứ được kết nối. Các ENFP có xu hướng nhận thức cá nhân và khả năng thấu hiểu cảm xúc người khác cao – Điều này, cộng với sự đam mê và kỹ năng xã hội của họ, thường làm cho họ rất được nhiều người ngưỡng mộ và có sức ảnh hưởng cao.
Mặt khác, điều này cũng có thể là một bất lợi cho các ENFP, nó làm cho họ lo lắng về những việc ít khả năng xảy ra hoặc tự phát xảy ra. Nếu họ không cẩn thận, đặc điểm tính cách này có thể làm giảm sự tự tin của họ.
Tính cách đặc trưng của các ENFP là sự nhiệt tình, đặc biệt là khi nói đến những điều mà châm ngòi cho trí tưởng tượng của họ – trong trường hợp này, các ENFP có thể rất năng động và có sức thuyết phục, có thể dễ dàng thuyết phục người khác gia nhập với họ. Trớ trêu thay, đặc điểm này cũng có thể quay lưng lại với các ENFP, khi họ đột nhiên thấy mình ở trung tâm của sân khấu, được coi là nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và những bậc thầy của người khác, các ENFP phấn đấu để được độc lập, vì vậy không ngạc nhiên, không phải lúc nào họ cũng mong muốn trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Các ENFP rất tình cảm và nhạy cảm, họ xem cảm xúc như một cái gì đó mà tất cả mọi người nên dành thời gian để hiểu và thể hiện. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có thể gây ra rất nhiều căng thẳng cho họ, như ENFP thường có thể tập trung quá nhiều vào động cơ của người khác và ý nghĩa của hành động đó. Quan sát và trực quan là 2 cá tính nổi trội của họ, nhưng họ có thể có những sai sót nghiêm trọng khi cố gắng sử dụng những suy luận từ cảm xúc của người khác làm cơ sở cho quyết định của mình.
Các ENFP cũng gặp khó khăn khi đối phó với thói quen, các vấn đề hành chính thông thường. Họ thích sự tự do, an toàn và ổn định, quan điểm này thường bộc lộ rõ ràng.
Những người có các loại tính cách ENFP biết làm thế nào để thư giãn, dựa trên kỹ năng tưởng tượng, nhiệt tình và kỹ năng sống của họ – Ví dụ, họ có thể rất nghiêm túc và đam mê công việc trong ngày và sau đó cho xả hơi trong một bữa tiệc hoang dã trong một hộp đêm. Sự chuyển đổi giữa hai trạng thái đó có thể tức thời, thường ngạc nhiên ngay cả với người bạn thân nhất.
Tóm lại, các ENFP không phải là người tuân thủ, phục tùng, họ đi theo con đường riêng của mình và tin vào trực giác của họ. Họ có nhiều tài năng, nhưng họ chỉ thể hiện khi có đủ tự do. Những người mang tính cách này có thể trở nên thiếu kiên nhẫn và thất vọng nếu họ bị đặt vào vị trí nhàm chán, không thể tự do thể hiện bản thân – nhưng khi ENFP tìm thấy vị trí, công việc mà họ mong muốn thì trí tưởng tượng, sự đồng cảm và lòng can đảm của họ có thể tạo ra kết quả đáng kinh ngạc.
Những người nổi tiếng mang tính cách ENFP:
– Hunter S. Thompson , Nhà báo, tác giả của ‘Fear and Loathing in Las Vegas’.
– Mark Twain, Nhà báo, nhà văn nổi tiếng.
– Bill Cosby – Diễn viên, nhà văn, nhạc công nổi tiếng
– Oscar Wilde, Nhà viết kịch
– Aldous Huxley, tác giả của ‘Brave New World’
– Julian Assange, Người sáng lập WikiLeaks
– Samuel Clemens – Nhà văn nổi tiếng người Hoa Kỳ
– Walt Disney – Người sáng lập The Walt Disney Company
MỐI QUAN HỆ
Các ENFP luôn là những người bạn vui vẻ, chân thành và cởi mở. Họ hiếm khi gặp khó khăn để hiểu loại tính cách khác và tương tác với chúng trong “ngôn ngữ” của họ. Đây là một đặc điểm rất hiếm và có giá trị – mặc dù một số bạn bè của ENFP có thể không thể đáp lại, họ chắc chắn sẽ nhận ra và đánh giá cao những nỗ lực của ENFP. Những người có loại cá tính này thường có khả năng thu hút ngay cả những người bạn có nhiều lớp vỏ bọc tính cách.
Vì các ENFP rất trực quan, họ ít khi gặp khó khăn để tìm ra những gì thúc đẩy và truyền cảm hứng cho bạn bè của họ. Nhiệt tình và ấm áp các ENFP rất dễ lan truyền, vì chúng xuất phát từ chủ nghĩa lý tưởng tinh khiết. Tuy nhiên, các ENFP nên chắc chắn rằng sự theo dõi của mọi người là không nhàm chán – không phải tất cả mọi người đều có thể tiếp thu hết những luồng ý tưởng và chủ đề mà tâm trí của một ENFP có thể tạo ra.
Những người bạn ENFP có xu hướng rất quan tâm và ủng hộ, nhưng họ cũng cần phải đảm bảo rằng nhu cầu của họ được đáp ứng. Những người có loại cá tính này thường liên quan nhiều và can thiệp sâu đến cuộc sống của bạn bè, thậm chí quên chăm sóc cho bản thân. Hơn nữa, các ENFP cũng có xu hướng nuôi dưỡng những kỳ vọng không thực tế khi nói đến tình bạn. Điều này có khả năng có thể dẫn đến căng thẳng và thất vọng khi nhận ra rằng bạn bè của họ không phải là hoàn mỹ hay tậm tâm như họ muốn.
Nói chung, ENFP có thể sẽ là khá duy tâm và nhạy cảm. Cái gì cũng có mặt trái của nó và sự nhạy cảm của ENFP không phải là một ngoại lệ – nó cho phép họ kết nối với bạn bè và người quen rất dễ dàng, nhưng cũng làm cho ENFP rất dễ bị chỉ trích. Đây là lý do tại sao các ENFP có xu hướng tránh những người có cá tính mạnh T và J – những loại cá tính đó có thể có ý kiến mạnh mẽ về một loạt các chủ đề và các ENFP có thể sẽ cảm thấy khá khó chịu tranh luận với họ.
Các ENFP bị mê hoặc bởi những bí ẩn và sẽ làm hết sức mình để hiểu được người khác nếu họ cảm thấy rằng có điều gì đó ẩn chứa bên trong. Đây là một trong những lý do tại sao ENFP có xu hướng hình thành tình bạn vô cùng mạnh mẽ với các loại NF và NT khác.
Tóm lại, các ENFP rất nghiêm túc trong các mối quan hệ, tuy nhiên lại tiếp cận nó với sự nhiệt tình và nỗ lực một cách hồn nhiên. ENFP đòi hỏi và yêu cầu sự chân thành, sâu sắc từ các mối quan hệ, các ENFP sẽ cố gắng hết sức để khiến mọi việc như ý muốn. ENFP rất nhiệt tình, đáng tin cậy, chu đáo và luôn cố gắng nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình. Họ có khả năng giao tiếp rất tốt, và có khả năng truyền cảm hứng, giúp cho người khác bộc lộ hết năng lực mà họ có thể. Năng động và sôi nổi, ENFP rất hay đắm mình trong lửa đam mê cuồng nhiệt, và thường được đánh giá cao bởi sự nồng hậu chân thành và lý tưởng cao đẹp.
Các ưu điểm hay nhược điểm của ENFP sẽ được thể hiện ra thông qua các vấn đề liên quan tới đối nhân xử thế.
Các ưu điểm của ENFP trong các mối quan hệ:
– Rất trung thành và luôn muốn cống hiến.
– Thấu hiểu suy nghĩ và động cơ của người khác.
– Kĩ năng giao tiếp tốt.
– Vui tính, năng động và lạc quan.
– Dùng nhiệt huyết và cảm hứng của mình giúp người khác đạt được kết quả tốt nhất.
– Luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người khác.
– Rất thân thiện và đáng tin cậy.
– Luôn có tư duy “cùng thắng”.
Các nhược điểm của ENFP trong các mối quan hệ:
– Rất dễ chán.
– Có xu hướng chìm đắm trong công việc.
– Không thích làm những việc tẻ nhạt như lau chùi, trả tiền hóa đơn…
– Nhiệt huyết của họ đôi khi khiến họ trở nên không thực tế.
– Nhu cầu có một mối quan hệ hoàn hảo có thể khiến họ thay đổi những mối quan hệ của mình thường xuyên.
– Không thích tranh cãi.
– Níu kéo một mối quan hệ đã trở nên tồi tệ.
– Không thích bị phê bình.
– Khó khăn trong việc la mắng hoặc phạt người khác…
NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG
Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.
Điểm mạnh của ENFP trong công việc:
– Quan sát. Các ENFP tin rằng không có chi tiết hay hành động nào mà không liên quan – họ cố gắng để nhận thấy tất cả mọi thứ, nhìn thấy tất cả các sự kiện như là một phần của một câu đố bí ẩn lớn được gọi là cuộc sống.
– Rất gần gũi và thân thiện. Các ENFP là thiện chí và hợp tác, làm hết sức mình để có sự đồng cảm và thân thiện trong mọi tình huống. Họ có thể kết giao hầu hết mọi người và thường có một vòng tròn lớn của bạn bè và những người quen biết .
– Tràn đầy năng lượng và nhiệt tình. Các ENFP luôn mong muốn chia sẻ ý tưởng của mình với những người khác và nhận được ý kiến phản hồi của họ. Sự nhiệt tình của họ là rất có cảm hứng và dễ lan truyền cùng một lúc.
– Biết cách thư giãn. Những người có loại tính cách này biết cách làm thế nào để dừng công việc và giải trí, chỉ đơn giản là trải nghiệm cuộc sống.
– Truyền thông xuất sắc. ENFP có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và họ nhanh chóng nghĩ ra cách làm thế nào để trình bày ý tưởng của mình với mọi người một cách thuyết phục. Họ có thể xử lý cả hai cuộc nói chuyện nhỏ và các cuộc trò chuyện có ý nghĩa sâu sắc, mặc dù định nghĩa của cuộc nói chuyện nhỏ của ENFP có thể hơi khác thường – họ sẽ chỉ đạo các cuộc hội thoại hướng tới ý tưởng chứ không phải là thời tiết, tin đồn, …
– Tò mò. ENFP rất giàu trí tưởng tượng và cởi mở. Họ thích thử những điều mới và không ngần ngại đi ra ngoài vùng an toàn nếu họ cần thiết.
Điểm yếu của ENFP trong công việc:
– Quá nhạy cảm. Các ENFP có xu hướng có những cảm xúc rất mãnh liệt, xem chúng như là một phần không thể tách rời của bản sắc của họ. Điều này là nguyên nhân làm cho ENFP phản ứng mạnh mẽ trước những lời chỉ trích, xung đột hay căng thẳng.
– Có thể có kỹ năng thực hành kém. Các ENFP rất giỏi khi nói đến việc giải quyết vấn đề, tạo ra các quy trình hoặc bắt đầu các dự án (đặc biệt là nếu chúng liên quan đến những người khác) – Tuy nhiên, họ có thể cảm thấy khó khăn để thông qua và áp dụng nó vào thực tế, bên cạnh việc quản lý mọi thứ.
– Suy nghĩ quá nhiều điều. Các ENFP luôn luôn tìm kiếm những động cơ ẩn và có xu hướng suy nghĩ quá mức ngay cả những điều đơn giản nhất, không ngừng tự hỏi tại sao một người nào đó đã làm những gì họ đã làm và những điều đó có ý nghĩa gì.
– Dễ bị căng thẳng. Các ENFP rất nhạy cảm và quan tâm sâu sắc về cảm xúc của người khác – điều này có thể gây ra cho họ rất nhiều căng thẳng, khi mà mọi người thường hướng về phía ENFP để được hướng dẫn và khuyến khích, và ENFP không thể luôn luôn nói “Đồng ý”.
– Thường bị mất mục tiêu. Các ENFP thường mất hứng thú nhanh chóng nếu dự án của họ thay đổi theo hướng làm công việc thông thường, đơn giản, hay khi làm các công việc hành chính – Họ không thể ngăn chặn các suy nghĩ lơ đãng trong đầu họ.
– Quá độc lập. Các ENFP không thích bị quản lý chặt chẽ hoặc hạn chế bởi các quy định và hướng dẫn. Họ muốn được xem như một cá nhân rất độc lập, làm chủ của số phận của họ.
Các nguyên tắc để thành công:
– Trau dồi ưu điểm của mình: Hãy luôn tạo cho mình cơ hội hòa nhập với mọi người mà ở đó những đóng góp của bạn được trân trọng.
– Khắc phục khuyết điểm: Hãy chấp nhận những ưu điểm cũng như nhược điểm của mình. Bằng cách đối mặt với những điểm yếu và tìm cách khắc phục, bạn sẽ vượt qua chúng và chúng sẽ ít có khả năng ảnh hưởng đến bạn hơn.
– Bộc lộ cảm xúc của mình: Bạn cần hiểu rằng cảm xúc của bạn cũng quan trọng như cảm xúc của những người khác trong mọi tình huống. Kết quả tốt nhất chỉ được thể hiện nếu bạn biết cách trân trọng những cảm xúc và những giá trị của bản thân, vì thế hãy trân trọng những cảm xúc của mình như cách bạn trân trọng cảm xúc của những người khác.
– Hãy quyết đoán: Đừng ngại khi đưa ra một quan điểm hoặc ý kiến. Bạn cần biết cách thể hiện cho mọi người thấy được tiềm năng và giá trị của việc đó để thuyết phục họ rằng điều đó đáng để thực hiện.
– Hãy cố gắng hiểu người khác: Hãy nhớ rằng còn mười lăm nhóm tính cách khác, những người có cái nhìn khác với bạn. Thường thì mọi việc sẽ giải quyết dễ dàng hơn nếu bạn hiểu được quan điểm của họ.
– Bình tĩnh với những lời chỉ trích: Hãy xem các sự bất đồng ý kiến và những mối bất hòa là cơ hội để trưởng thành. Hãy cố gắng học cách lắng nghe những phản hồi và tỏ ra khách quan trong cách phản ứng.
– Thấu hiểu chính bản thân mình: Đừng hạn chế những nhu cầu bản thân cho lợi ích của người khác quá nhiều. Bạn phải nhận ra bạn là một người quan trọng. Nếu bạn không làm cho bản thân mình hài lòng thì không cách nào bạn có thể làm việc hiệu quả và khiến cho mọi người tin tưởng
– Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình: Đừng lãng phí chất xám của mình vào việc đổ lỗi cho người khác, hoặc cho rằng mình là nạn nhân của việc đó. Chính bạn phải biết làm chủ bản thân mình chứ không ai khác.
– Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại: Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, hãy hỏi ngay!
– Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất: Đừng tự khiến bản thân trở nên bi quan vì những điều tệ hại. Hãy nhớ rằng một thái độ tích cực tạo nên những hoàn cảnh tích cực.
SỰ NGHIỆP – NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP
Các ENFP là những người có kỹ năng xã hội tuyệt vời và nhận thức đáng kinh ngạc. Loại tính cách ngày vượt trội khi nói đến sự kết nối mọi người và tìm kiếm những gì làm nên dấu hiệu của người khác – đây là một kỹ năng tuyệt vời trong bất kỳ nghề nghiệp. Hơn nữa, các ENFP có một khả năng độc đáo để giao tiếp với những người khác trên mức độ của riêng họ – Điều này cho phép họ tạo ra các mối quan hệ mạnh mẽ, lâu dài. Do những đặc điểm này, sự nghiệp ENFP điển hình liên quan đến rất nhiều sự tương tác cá nhân và đòi hỏi kỹ năng xã hội tốt – ví dụ, ENFP có thể trở thành các nhà tâm lý tuyệt vời, giáo viên, nhân viên tư vấn, các nhà ngoại giao hay chính trị gia.
Các ENFP rất có năng khiếu, năng động, định hướng được tương lai. Họ có thể dễ dàng cạnh tranh với các nhóm tính cách khác trong lĩnh vực nghề nghiệp khi nói đến việc nhìn thấy một bức tranh lớn hơn hay tìm kiếm các nguyên tắc cơ bản. Hơn nữa, mặc dù là một loại F, ENFP vượt trội khi sử dụng tu duy logic của họ, tạo thành một sự kết hợp rất mạnh giữa trực giác và lý trí – họ có thể tập trung vào các mục tiêu chính và sau đó sắp xếp, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Có rất nhiều sự nghiệp tiềm năng tận dụng tốt những đặc điểm ENFP – những người có cá tính này có xu hướng phân tích hệ thống nhiều mặt, các nhà khoa học, kỹ sư và doanh nhân. Đây là những nơi mà ENFP thực sự có thể tỏa sáng – ví dụ, các nhà khoa học và kỹ sư với hệ thống mạng lớn.
Tóm lại, những người có loại cá này có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, cả bằng văn bản và bằng lời nói. ENFP cũng có thể là nhà lãnh đạo truyền cảm hứng trong nhiều ngành nghề, nhưng họ không cố gắng hoặc thích thú kiểm soát người khác. Tuy nhiên, có một số điểm yếu trong thế mạnh của họ:
– Thứ nhất, các ENFP cần phải cảm thấy được đánh giá cao của các đồng nghiệp và cấp trên của họ – điều này có thể đe dọa sự ổn định cảm xúc của họ trong trường hợp hoặc một số ngành nghề.
– Thứ hai, các ENFP khá nhanh chóng chán nản và do đó có xu hướng nhảy sang dự án khác để tìm kiếm một số ý tưởng và thú vị mới.
– Thứ ba, các ENFP không thích làm những công việc đơn điệu và có khả năng làm mọi thứ để tránh chúng.
Những yếu điểm này có thể cản trở sự tiến bộ của họ trong một số lĩnh vực – tuy nhiên, một số ENFP biến chúng thành điểm mạnh. Ví dụ, ENFP làm rất tốt trong các công việc như văn bản, báo chí, diễn xuất hay báo cáo truyền hình – công việc như vậy có thể đảm bảo rằng các ENFP không bao giờ hết những ý tưởng thú vị và có một lượng khán giả lớn để giữ chúng trong một thời gian dài.
Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.
Các ENFP thường mang những đặc điểm:
– Kĩ năng giao tiếp và viết lách tốt.
– Nhiệt tình, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình.
– Thân thiện, quan tâm đến mọi người, khả năng giao tiếp tốt.
– Thông minh và bản lĩnh.
– Có nhiều mục tiêu ngắn hạn.
– Có khả năng liên kết với người khác.
– Rất mạnh trong việc dùng trực giác và cảm giác để đánh giá người khác.
– Không thích người khác điều khiển mình.
– Không thích làm những việc có tính đơn giản, thường nhật.
– Nhận thức rõ ràng về tương lai.
– Thích được người khác thừa nhận và hiểu họ.
– Rất hợp tác và thân thiện.
– Sáng tạo và năng động.
– Có khả năng thấu hiểu những khái niệm và lý thuyết khó khăn.
– Là nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng không thích kiểm soát người khác.
– Làm việc theo logic và lý trí – dùng trực giác của mình để hiểu rõ mục tiêu và làm cho tới khi hoàn thành thì thôi.
Dưới đây là các công việc phù hợp với ENFP, đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ENFP nhưng không phải chắc chắn) :
– Chính trị gia/ Nhà ngoại giao.
– Chuyên viên tư vấn.
– Nhà văn/ Nhà báo.
– Bác sĩ tâm lý.
– Diễn viên.
– Doanh nhân.
– Luật sư.
– Nhà giáo.
– Phóng viên.
– Khoa học gia/ Kĩ sư.
– Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống hoặc chuyên gia máy tính.