TỔNG QUAN
Có khoảng 2% dân số mang loại tính cách này, ENFJ là loại tính cách có sức ảnh hưởng rất lớn. Các ENFJ thường rất lôi cuốn và có tài hùng biện, họ dễ dàng truyền đạt ý tưởng, quan điểm của họ với mọi người. ENFJ quan tâm đến mọi người một cách chân thành, những người xung quanh ENFJ thường thấy chúng rất truyền cảm và dễ thương.
– Các ENFJ là những người có sự quan tâm đặc biệt đến người khác. Họ hiểu được những khả năng của mọi người. Và hơn tất cả các nhóm khác, họ là những người có kĩ năng “đối nhân xử thế” rất xuất sắc. Họ hiểu và quan tâm đến mọi người xung quanh, và có khả năng đặc biệt là mang lại điều tốt đẹp nhất cho người khác. Trao yêu thương, hỗ trợ và dành thời gian cho người họ thích là niềm hứng thú chính của các ENFJ. Họ biết cách lắng nghe, thấu hiểu, giúp đỡ cũng như động viên người khác. ENFJ cảm thấy thích thú và mãn nguyện nhất khi mang lại những giá trị thiết thực cho người khác.
– Các ENFJ có khả năng đối nhân xử thế phi thường và luôn diễn đạt trôi chảy và rõ ràng những gì họ muốn nên các ENFJ có khả năng khiến người khác làm chính xác những gì họ muốn. Họ “đi guốc trong bụng” người khác và luôn nhận được cách phản ứng mà họ mong muốn. Những động cơ của các ENFJ thường không xuất phát từ sự ích kỉ, nhưng cũng có một số ENFJ chưa phát triển hoàn thiện – được biết đến như là những người đã sử dụng sức mạnh của mình để thao túng người khác.
– Các ENFJ là những người hướng ngoại, nên dành thời gian để ở một mình sẽ cực kỳ quan trọng đối với họ. Điều đó cũng có thể là vấn đề đối với ENFJ, vì họ có xu hướng tự làm khó mình và trở nên bế tắc khi ở một mình. Vì vậy, ENFJ cần phải tránh tách biệt bản thân và nên hòa nhập với người khác trong các hoạt động thường ngày hơn. Các ENFJ thường định hướng cuộc sống và các ưu tiên của họ theo nhu cầu của người khác mà không nhận ra được những gì họ mong muốn. Việc đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích bản thân là điều tự nhiên với tính cách của ENFJ, nhưng họ cần phải dành thời gian để suy nghĩ và hiểu rõ nhu cầu của mình để chăm lo cho bản thân nhiều hơn.
– Các ENFJ thường dè dặt hơn về việc biểu lộ bản thân so với những loại tính cách hướng ngoại khác. Mặc dù có những niềm tin rất mạnh mẽ nhưng họ thường tự kiềm chế việc bộc lộ những niềm tin đó nếu chúng cản trở họ trong việc đem lại điều tốt đẹp nhất cho người khác. Bởi vì sự quan tâm lớn nhất của ENFJ là trở thành một người trung gian giúp thay đổi người khác, nên họ thường thay đổi để tương tác cho phù hợp với mỗi người. Giống như thích nghi của tắc kè, họ thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, hơn là cho cá nhân họ.
– Điều đó không có nghĩa là các ENFJ không nói ý kiến riêng của họ. Họ có khả năng trình bày một cách rõ ràng và súc tích các nguyên tắc của bản thân cũng như ý kiến riêng của mình, nếu những điều này không quá riêng tư thì các ENFJ có thể bộc lộ ra ngoài. Họ có thể giao tiếp với người khác một cách cởi mở và tình cảm, họ thích thông cảm và giúp người khác hơn. Khi phải đối mặt với việc lựa chọn giữa những giá trị bản thân và sự đáp ứng những nhu cầu của người khác, họ thường chọn làm điều thứ hai.
– Đôi khi các ENFJ cảm thấy hơi lạc lõng ngay cả khi đang ở trong một đám đông. Cảm giác cô đơn, lạc lõng đó có thể tăng lên nữa vì ENFJ có xu hướng không muốn thể hiện con người thật của mình.
– Mọi người yêu mến ENFJ vì họ luôn vui vẻ, thấu hiểu, yêu quý và giúp đỡ mọi người. ENFJ là mẫu hình của người trung thực và thẳng thắng. Thường thì ENFJ thể hiện sự tự tin rất mạnh mẽ và có khả năng làm được rất nhiều việc khác nhau. Họ thường là những con người thông minh, có khả năng tiềm tàng, đầy nghị lực và nhanh nhẹn. Họ thường làm tốt những việc mà họ cảm thấy hứng thú.
– Ở nơi làm việc, ENFJ thường làm tốt ở những vị trí cần tiếp xúc với nhiều người. Bản chất của họ thích hợp làm những việc liên quan đến quan hệ cộng đồng. Khả năng xuất chúng về thấu hiểu cảm xúc người khác và nói những gì cần thiết để khiến mọi người hạnh phúc đã vô tình biến họ trở thành nhà tư vấn tâm lý. Ngoài ra, họ còn rất thích trở thành trung tâm của sự chú ý, và họ làm rất tốt công việc đòi hỏi việc truyền cảm hứng cũng như dẫn dắt người khác, ví dụ như tư vấn, giáo dục – đào tạo.
– Các ENFJ muốn mọi thứ phải được sắp xếp ngăn nắp, họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để giữ tiến độ công việc cũng như giải quyết các vấn đề mập mờ. ENFJ thường có xu hướng chăm chút, đặc biệt là với ngôi nhà của họ.
– Các ENFJ thường không thích giải quyết những việc không liên quan đến con người. Họ thường không hiểu hoặc không đánh giá cao những việc đó, và ENFJ thường không vui khi phải cố gắng giải quyết những vấn đề logic mà không có bất kì sự liên quan gì với con người. Thế giới quan của họ là coi trọng khả năng của con người, vì vậy việc ENFJ xem trọng việc lên kế hoạch hơn những kết quả từ những kế hoạch đó. Các ENFJ rất háo hức với các kết quả có thể xảy ra trong tương lai, nhưng họ cũng rất dễ nản lòng và hay mất bình tĩnh với hiện tại.
– ENFJ có khả năng đặc biệt trong việc đối nhân xử thế, và họ hạnh phúc khi có thể sử dụng khả năng này để giúp đỡ mọi người. ENFJ lấy việc giúp đỡ người khác làm thú vui cho bản thân. Sự quan tâm của ENFJ về nhân loại và trực giác đặc biệt của họ về con người đã cho họ khả năng thấu hiểu được cả những người sống khép kín nhất.
– ENFJ đều thực sự cần có những mối quan hệ thân thiết và gắn bó với mọi người, các ENFJ luôn nỗ lực để tạo ra và duy trì các mối quan hệ của mình. Hầu hết các ENFJ đều rất trung thành và đáng tin cậy trong các mối quan hệ.
– Khi ENFJ chưa phát triển về mặt cảm xúc sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định chính xác và có thể phụ thuộc nhiều vào người khác trong quá trình đưa ra quyết định. Nếu ENFJ chưa phát triển về trực giác, họ sẽ không thể đoán trước được những trường hợp có thể xảy ra, và sẽ đánh giá các vấn đề vội vàng dựa trên những hệ thống các nguyên tắc có sẵn hay những quy luật xã hội mà chưa thực sự hiểu hoàn cảnh hiện tại. Một ENFJ chưa khẳng định được bản thân mình thường rất nhạy cảm trước những lời phê bình, và thường có xu hướng lo lắng thái quá hay cảm thấy tội lỗi. Các ENFJ cũng có xu hướng trở nên kiểm soát và thao túng người khác.
– Tóm lại, Các ENFJ là những người quyến rũ, nhiệt tình, sáng tạo, hòa nhã và đa dạng với sự hiểu biết sâu sắc trong việc thấu hiểu suy nghĩ và cách hành xử của mọi người. Các ENFJ thường rất được yêu quý bởi vì họ có khả năng đặc biệt trong việc nhìn thấy tiềm năng phát triển của người khác, cùng với sự nỗ lực hết mình trong việc giúp đỡ người khác. Cũng như khi quan tâm chăm sóc người khác, các ENFJ cần phải trân trọng những nhu cầu của cá nhân mình như cách mà ENFJ đối xử với người khác.
Những người nổi tiếng mang tính cách ENFJ:
– Martin Luther King, Jr. – người Mỹ – Nhà hoạt động nhân quyền
– Abraham Lincoln – Tổng thống Hoa Kỳ – Nelson Mandela – Tổng thống Nam Phi, nhà hoạt động nhân quyền
– John Paul II – Đức Giáo Hoàng
– Sheryl Sandberg – Điều hành tại Facebook, tác giả cuốn “Lean In”
– Cicero – Chính trị gia La Mã
– Tony Blair – Thủ tướng Anh
MỐI QUAN HỆ
ENFJ được bạn bè đánh giá là ấm áp và tốt bụng. Những người mang tính cách ENFJ rất thích làm quen và kết bạn với mọi người. ENFJ dễ dàng giao tiếp với mọi người, kể cả với những người kín đáo. Điều đáng nói là các ENFJ khá chọn lọc khi nói đến việc tìm những người bạn thân thiết nhất – họ đánh giá cao tính trung thực và sự chân thành, và họ không cởi mở với tất cả những người mà họ quen biết.
Mặt dù thuộc nhóm Tình cảm ( F ), nhưng các ENFJ cũng đưa ra những lời chỉ trích khi cần thiết. ENFJ không thích điều này, nhưng họ cũng khá kiên quyết và chỉ trích nếu tình hình đòi hỏi. Nói chung, mặc dù, ENFJ có xu hướng rất khéo xử và tốt bụng, thậm chí đến mức quá ngọt ngào. Thật khó mà cưỡng lại việc kết bạn với ENFJ – đôi khi họ có thể là hơi cứng nhắc, nhưng nghị lực và sự chân thành của họ sẽ xoa dịu mọi thứ.
Các ENFJ khá lý tưởng hóa khi tìm kiếm bạn thân, họ muốn tìm được những người bạn tốt nhất như họ tưởng tượng. Một cách tiếp cận như vậy chắc chắn là đáng khen ngợi, nhưng những người mang loại tính cách ENFJ cần phải chắc chắn rằng sự nhiệt tình của họ không làm “ngột ngạt” người khác. ENFJ là những người bạn luôn ủng hộ, vui vẻ và nồng nhiệt.
Các ENFJ đều có khả năng và sẵn sàng làm việc vì tình bạn của họ, và đặt chúng rất cao trong danh sách công việc ưu tiên của họ. ENFJ rất vui trong việc giúp đỡ mọi người khám phá điểm mạnh và niềm đam mê của họ, và sau đó hỗ trợ mọi người để phát triển tiềm năng đó. Đây không phải là hoàn toàn vị tha bởi vì ENFJ cũng mong muốn bạn bè cũng trả ơn xứng đáng với những gì đã được ENFJ giúp đỡ – tuy nhiên, ENFJ chắc chắn sẽ được đánh giá cao và rất được tôn trọng.
Tóm lại, các ENFJ luôn nhiệt tình và nỗ lực trong việc tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ. Ở mức độ nào đó, ENFJ định nghĩa bản thân họ bằng sự gần gũi và trung thực trong các mối quan hệ cá nhân của mình, do đó họ đầu tư nhiều vào các mối quan hệ như thể đó là công việc của họ. ENFJ có khả năng ứng xử tốt, có sự nhiệt tình cũng như chu đáo với mọi người. Họ chấp nhận và quan tâm ân cần. Họ vượt trội trong khả năng mang đến những điều tốt đẹp cho người khác và giúp đỡ người khác một cách nồng nhiệt. Các ENFJ muốn sự xác nhận của đối phương dù gặp không ít khó khăn khi hỏi về điều đó. Khi một tình huống diễn ra, họ trở nên nhạy bén và sắc sảo. Sau khi đưa ra quan điểm của mình, họ trở về với bản chất ấm áp của mình. Họ có thể có xu hướng “yêu thương quá mức” với những người mà họ yêu quý, nhưng nhìn chung thì các ENFJ được đánh giá cao bởi sự chân thành và sự quan tâm tự nhiên của họ.
Các ưu, nhược điểm của ENFJ sẽ được thể hiện thông qua những vấn đề liên quan tới đối nhân xử thế.
Ưu điểm của ENFJ trong các mối quan hệ:
– Truyền cảm hứng, động lực, đem lại những điều tốt đẹp nhất cho người khác
– Rất nhạy đối với những suy nghĩ và động cơ của người khác
– Khả năng giao tiếp tốt
– Trung thành và tận tâm – họ muốn có những mối quan hệ bền vững
– Lúc nào cũng thể hiện và khẳng định tình cảm của mình
– Khả năng quản lý tài chính tốt
– Vui vẻ, hài hước, gây ấn tượng sâu sắc, có nghị lực và lạc quan
– Có thể vượt qua những mối quan hệ tình cảm thất bại (dù họ thường đổ lỗi cho chính mình)
– Cố gắng đáp ứng những nhu cầu của người khác
– Cố gắng để hai bên cùng thắng
Điểm cần khắc phục của ENFJ trong các mối quan hệ:
– Đặc biệt nhạy cảm với các mâu thuẫn, có xu hướng gạt bỏ và quên hết mọi chuyện như là một cách để tự trốn tránh
– Có xu hướng hay điều khiển hoặc/và chi phối người khác
– Có xu hướng yêu thương và bảo vệ thái quá
– Xu hướng đưa ra lời phê bình với những ý kiến hay thái độ không đúng ý họ
– Không thực sự chú tâm vào nhu cầu của bản thân
– Đôi khi không nhận thức được về các chuẩn mực xã hội hay nghi thức giao tiếp xã hội
– Những hệ thống giá trị được xác định rõ ràng của họ đôi khi quá cứng nhắc trong một số trường hợp
– Có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc không như ý muốn, và không tự cho bản thân mình sự khen thưởng khi mọi việc như ý
– Họ có thể hòa hợp với những thứ mà mọi người thường chấp nhận hoặc mong đợi vì thế họ không thể tự quyết định một việc là “đúng” hay “sai” nếu trái với khuôn mẫu mà môi trường sống của họ định sẵn.
NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG
Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.
Điểm mạnh của ENFJ trong công việc:
– Rất lôi cuốn. Tính cách ENFJ rất quyến rũ và được nhiều người ngưỡng mộ – họ có bản năng biết làm thế nào để thu hút và giữ sự chú ý của mọi người, cũng như giao tiếp với họ một cách hiệu quả.
– Vị tha. ENFJ rất ấm áp và vị tha, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ khá duy tâm, bị thúc đẩy bởi ý tưởng làm một cái gì đó tốt cho thế giới.
– Giỏi đồng cảm. ENFJ rất dễ dàng để cảm nhận được những gì đang chi phối, thúc đẩy và cả những lo lắng của người khác, và theo bản năng có thể điều chỉnh cách cư xử và lập luận của mình cho phù hợp.
– Khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Các ENFJ không tìm kiếm sự thống trị hoặc cai quản, nhưng mọi người bị thu hút bởi sức quyến rũ và tài hùng biện của họ – Khoan dung. Những người có loại tính cách này có xu hướng mang tư tưởng thông thoáng và dễ chấp nhận, sẵn sàng xem xét những ý tưởng cạnh tranh miễn là chúng không mâu thuẫn với nguyên tắc bên trong của họ. ENFJ có thể dễ dàng hòa thuận với hầu hết các nhóm tính cách khác.
– Đáng tin cậy. ENFJ làm việc chăm chỉ với những thứ họ cho là quan trọng – nếu vai trò của họ kích thích và thúc đẩy họ, một ENFJ sẽ trở nên rất kiên nhẫn và đáng tin cậy.
Điểm yếu của ENFJ trong công việc:
– Đôi khi quá vị tha. Các ENFJ thường nhận quá nhiều công việc hoặc tham gia sâu vào các vấn đề của người khác, cố gắng quá mức để không xúc phạm hay làm thất vọng bất cứ ai.
– Rất duy tâm. Những người có loại tính cách này thường quá duy tâm hoặc thậm chí ngây thơ, tin rằng tất cả mọi người đều tốt bụng và quan tâm đến nguyên tắc đạo đức.
– Thường quá nhạy cảm. ENFJ là những người rất tình cảm và nhạy cảm, họ rất dễ bị tổn thương và thất vọng. Họ cũng có thể lo lắng quá nhiều về cảm xúc và hạnh phúc của người khác.
– Dễ bị tổn thương khi bị chỉ trích. ENFJ có những nguyên tắc và giá trị cốt lõi bên trong họ. Họ dễ bị tổn thương nếu ai đó chỉ trích. ENFJ cũng không giữ được bình tĩnh trước những chỉ trích hay phản đối tiêu cực.
– Có thể thấy khó khăn để đưa ra quyết định thô bạo. Do lòng vị tha và sự nhạy cảm của họ, ENFJ có khả năng tự đấu tranh với các quyết định liên quan đến các lựa chọn khó khăn – họ có thể dao động giữa các biện pháp khác nhau, và không thể ngừng suy nghĩ về tất cả những hậu quả có thể xảy ra.
– Lòng tự trọng bị dao động cao. Lòng tự trọng của ENFJ phụ thuộc vào việc họ có thể sống theo lý tưởng và thực hiện được các mục tiêu của họ, trong khi đồng thời đảm bảo rằng tất cả mọi người xung quanh họ là hạnh phúc. Nếu ý tưởng của ENFJ liên tục bị chỉ trích hoặc họ không thể kéo mọi người gần gũi với họ, thì sự tự tin của họ cũng có thể sẽ giảm mạnh.
Các nguyên tắc để thành công:
– Trau dồi ưu điểm của mình: Hãy luôn tạo cho mình cơ hội hòa nhập với mọi người mà ở đó những đóng góp của bạn được trân trọng.
– Khắc phục khuyết điểm: Hãy chấp nhận những ưu điểm cũng như nhược điểm của mình. Bằng cách đối mặt với những điểm yếu và tìm cách khắc phục, bạn sẽ vượt qua chúng và chúng sẽ ít có khả năng ảnh hưởng đến bạn hơn.
– Bộc lộ cảm xúc của mình: Bạn cần hiểu rằng cảm xúc của bạn cũng quan trọng như cảm xúc của những người khác trong mọi tình huống. Kết quả tốt nhất chỉ được thể hiện nếu bạn biết cách trân trọng những cảm xúc và những giá trị của bản thân, vì thế hãy trân trọng những cảm xúc của mình như cách bạn trân trọng cảm xúc của những người khác.
– Hãy quyết đoán: Đừng ngại khi đưa ra một quan điểm hoặc ý kiến. Bạn cần biết cách thể hiện cho mọi người thấy được tiềm năng và giá trị của việc đó để thuyết phục họ rằng điều đó đáng để thực hiện.
– Hãy cố gắng hiểu người khác: Hãy nhớ rằng còn mười lăm nhóm tính cách khác, những người có cái nhìn khác với bạn. Thường thì mọi việc sẽ giải quyết dễ dàng hơn nếu bạn hiểu được quan điểm của họ.
– Bình tĩnh với những lời chỉ trích: Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra bất đồng và xích mích, nó sẽ chỉ ra được sự khác nhau giữa bạn với người khác, khi đó đôi bên sẽ hiểu nhau hơn và tránh được xung đột, chúng như một cơ hội để bạn để phát triển bản thân. Đừng tự khiến bản thân cảm thấy mình phải có trách nhiệm đối với sự chỉ trích của người khác, mà hãy lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc và ý niệm mà nó mang lại cho bạn. Có thể sau đó bạn sẽ tìm ra giải pháp không những có thể giải quyết được vấn đề mà còn đem lại một kết quả toàn tốt hơn.
– Hãy biết chấp nhận: Bạn rất dễ nhận ra giá trị của người khác, nhưng họ sẽ có thể bỏ đi nếu bạn làm cho họ căng thẳng. Hãy cho họ thấy rằng bạn cảm thông với những nỗi sợ và giới hạn của họ, rồi dẫn họ một cách nhẹ nhàng theo cách mà bạn cảm nhận: dẫn dắt họ nhẹ nhàng đến với tình thương và sự thấu hiểu.
– Thấu hiểu chính bản thân mình: Đừng hạn chế những nhu cầu bản thân cho lợi ích của người khác quá nhiều. Bạn phải nhận ra bạn là một người quan trọng. Nếu bạn không đáp ứng chính những nhu cầu của bản thân thì làm sao bạn có thể tiếp tục gây ảnh hưởng và làm người khác hiểu rằng bạn sống đúng với những niềm tin của mình.
– Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất: Đừng tự dằn vặt bản thân bằng việc cảm thấy giá trị bản thân bạn bị đánh mất bởi những người khác – rõ ràng là không đúng. Hãy để điều đó cứ diễn ra và hãy tin rằng yêu thương luôn là câu trả lời cuối cùng.
– Nếu bạn chưa chắc chắn hay nghi ngờ, hãy hỏi lại ngay: Bạn đừng đánh đồng việc thiếu thông tin phản hồi là một với việc nhận được những phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, đừng chần chừ, hãy hỏi ngay!
SỰ NGHIỆP – NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP
Hầu hết sự nghiệp điển hình của ENFJ đều có chung một đặc điểm quan trọng đó là tập trung vào việc làm cho người khác hạnh phúc. Các ENFJ thường rất ấm áp, gần gũi và vị tha, họ có nhiều sự lựa chọn khả thi khi nói đến việc chọn một nghề nghiệp tốt nhất cho họ.
Chúng ta hãy bắt đầu khỏa sát sự lựa chọn nghề nghiệp của ENFJ bằng cách chỉ rõ một thực tế là ENFJ chân thành quan tâm đến người khác và cố gắng làm hết sức mình để giúp đỡ mọi người. Trên hết, những người mang loại tính cách ENFJ có xu hướng có kỹ năng xã hội và giao tiếp phi thường – ENFJ được gọi là “Người thấu hiểu mọi người”. ENFJ tỏa sáng trong các lĩnh vực cần sự tiếp xúc với khách hàng – họ có thể trở thành đại diện bán hàng suất sắc, chuyên gia tư vấn quảng cáo hoặc quản trị nhân sự.
ENFJ thường khá nhạy cảm và thậm chí có phần duy tâm. Đây là một con dao hai lưỡi, bởi vì sự nhạy cảm hướng ENFJ đến với lĩnh vực cần trí tuệ cảm xúc cao, mặt khác ENFJ rất dễ bị chỉ trích và nên tránh xa các công việc căng thẳng. Một số ngành nghề mà ENFJ nên tránh: tài chính (đặc biệt là kinh doanh chứng khoán), cảnh sát, quản lý của công ty, nhân viên cấp cứu, y học hay quân sự.
Những người có loại cá tính này cũng thực sự sáng tạo, có tổ chức và trung thực – điều này làm cho họ xuất sắc trong các lĩnh vực tâm lý học, điều phối viên sự kiện hay các chính trị gia (có một vài chính trị gia trung thực trên thế giới!). Ngoài ra, họ cũng có thể xuất sắc trong lĩnh vực báo chí.
ENFJ yêu những thách thức mới và cảm giác xúc động mà họ nhận được từ việc giúp đỡ người khác. Do đó, nhiều ENFJ phù hợp với nghề nghiệp “vị tha”, ví dụ như công tác xã hội hay tôn giáo, giảng dạy hoặc tư vấn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ENFJ cần sự chấp thuận tuyệt đối từ những người khác để cảm thấy hài lòng và vui vẻ – nếu điều này là không sớm xảy ra. ENFJ sẽ nhanh chóng mất nhiệt huyết và tìm kiếm lĩnh vực hoặc dự án khác.
Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.
Các ENFJ thường mang những đặc điểm:
– Đặc biệt giỏi trong việc đối nhân xử thế
– Coi trọng cảm xúc của mọi người
– Chân thành và nhiệt tình quan tâm đến mọi người
– Trung thành và trung thực
– Lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho bản thân mình
– Đánh giá cao cấu trúc và tổ chức
– Coi trọng sự hài hòa, và rất giỏi trong việc tạo ra sự hài hòa đó
– Không thích các vấn đề mang tính logic hay cần đến phân tích
– Khả năng tổ chức và sắp xếp tốt
– Thích sự đa dạng và những thử thách
– Sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
– Cần sự tán thành/ủng hộ của người khác để cảm thấy hài lòng với bản thân
– Cực kì nhạy cảm với những lời phê bình và xích mích
Sự linh hoạt trong tính cách đã khiến cho ENFJ tốn khá nhiều thời gian trong việc chọn nghề nghiệp. Một khi ENFJ làm việc trong môi trường có nhiều sự hỗ trợ và động viên thì họ sẽ làm rất tốt, nhất là trong các công việc phải giao tiếp với con người và đối mặt với nhiều thử thách kích thích sự sáng tạo của họ.
Dưới đây là các công việc phù hợp với ENFJ, đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ENFJ nhưng không phải chắc chắn) :
– Chính trị gia / Nhà ngoại giao.
– Nhà tâm lý học.
– Công tác xã hội / Cố vấn.
– Nhà giáo.
– Nhà tư vấn.
– Quản lý nhân sự.
– Đại diện bán hàng.
– Tổ chức sự kiện.
– Nhà văn.